Đá Dzi trong phong thủy – Cách chọn đá Dzi phong thủy

Đá Dzi trong phong thủy – Cách chọn đá Dzi phong thủy. Đá phong thủy theo mệnh hiện nay đang được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng và lựa chọn làm món đồ trang sức luôn đeo theo bên mình với mong muốn cuộc sống sẽ thuận lợi gặp được nhiều may mắn. Nhưng trước quá nhiều thông tin trái chiều mỗi nơi tư vấn một cách khác nhau dẫn đến người mua bị nhầm lẫn, phân vân không biết nên chọn loại đá nào có màu sắc hợp mệnh, hợp tuổi?  

Cùng TahiGems tìm hiểu về đá Dzi và cách chọn đá Dzi phong thủy, theo tuổi nhé.

Đá Dzi trong phong thủy - Cách chọn đá Dzi phong thủy
Đá Dzi trong phong thủy – Cách chọn đá Dzi phong thủy

Đá Dzi là gì?

Đá Dzi thường có hình dạng ống, trụ và có màu nâu, đỏ . Đây là các màu sắc phổ biến ở đá mã não hoặc đá carnelian do đó nhiều hạt Dzi được làm ra từ hai loại đá này này. Có rất nhiều biến thể trong các mẫu được tìm thấy trên đá Dzi xưa.Nhiều người tin rằng những viên đá quý Dzi này có nguồn gốc siêu nhiên do thiết kế độc đáo và có phần ý nghĩa của chúng. Hiện nay đã có những lời giải thích từ các nhà sưu tập cổ về hình dáng, màu sắc và hoạ tiết độc đáo của đá như chấm, mắt, dải … giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về cách chúng đã được sử dụng.

Đá Dzi là gì?

Đá Dzi được sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới như Tây Tạng, Ấn Độ, Nepal và các khu vực khác tại Trung Á. Đá Dzi từng được sử dụng làm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay cho các thủ lĩnh của tôn giáo Bön ở Tây Tạng, có những lời đồn đoán rằng viên đá này còn được chôn cất cùng những thủ lĩnh đã khuất. Đã có những hạt được tìm thấy bị cháy xém và gãy do ở trong ngọn lửa.

Vì sao nên chọn đá Dzi theo phong thủy?

Trong ngũ hành mỗi một mệnh đều có những màu sắc tương sinh tương khắc với nhau. Màu sắc có thể tương sinh với mệnh này nhưng cũng có thể tương khắc với mệnh kia. Chính vì vậy khi lựa chọn đá phong thủy hợp mệnh không phù hợp với tuổi của mình sẽ làm cho người đeo rước phải những điều xui xẻo, không may trong cuộc sống.

Vì sao nên chọn đá Dzi theo phong thủy?
Vì sao nên chọn đá Dzi theo phong thủy?

Có thể nói nếu lựa chọn đá phong thủy theo tuổi sẽ giúp bạn tránh được những tai ương bất ngờ. Giúp cho người đeo gặp nhiều may mắn về cuộc sống lẫn sự nghiệp.

Phân loại Đá Dzi

Dấu hiệu phong hóa của Đá Dzi Tây Tạng

Dấu phong hóa là những dấu hiệu lão hóa và thể hiện tuổi của đá Dzi. Chúng là những đường dày mỏng khác nhau, sắp xếp không theo quy luật trên bề mặt đá. Tuy nhiên, không phải viên đá Dzi cổ nào cũng có các dấu phong hóa.

Các chấm đỏ

Chấm Cinnabar là những vết đốm có màu đỏ hoặc đen xuất phát từ bên trong đá Dzi và nổi lên bề mặt đá. Có thể những chấm này xuất phát từ sự tác dụng từ giữa cơ thể con người và đá Dzi sau một thời gian dài đeo trên người. Có hai loại chấm Cinnabar: “Chấm cinnabar đỏ và chấm cinnabar đen”.

Phân loại Đá Dzi
Phân loại Đá Dzi

Dzi có chấm đỏ được nhiều người đeo hơn. Dzi có chấm đen có lịch sử lâu đời hơn Dzi chấm đỏ. Vì theo quan sát, những chấm màu đỏ cuối cùng cũng trở thành màu đen sau một vài thế hệ người đeo. Tuy đá Dzi có chấm Cinnabar có giá cao, nhưng rất khó tìm.

Tính xuyên thấu

Tính xuyên thấu là khả năng cho phép ánh sáng truyền qua. Đây từng được xem là phương pháp xác định tính xác thực đá Dzi. Tuy nhiên sau này, có kết luận rằng điều này là sai lầm vì đá Dzi cổ không cho phếp ánh sáng xuyên qua. Do đó, tính xuyên thấu không nên được xem là tiêu chí phân loại đá Dzi.

Dấu rồng lượn

Dấu rồng lượn là những vệt chạy quanh thân viên đá Dzi. Đây là những dấu hiệu thuận lợi, kết quả của việc thực hành thiền định của các bậc thầy. Dấu rồng lượn nên là một đường tròn khép kín trên thân đá và không cắt qua mắt Dzi. Nếu không đáp ứng một trong hai điều kiện trên, thì giá trị của đá Dzi sẽ giảm đi đáng kể.

Màu sắc thân đá

Màu sắc thân đá có thể giúp nhận biết thời gian đá này tồn tại. Hạt đá Dzi mới thân có màu trắng sáng và trắng; hạt lâu đời, cổ thường có màu nâu đậm hoặc nâu nhạt. Đá Dzi cổ có giá trị hơn rất nhiều.

Các hình tượng trên viên Đá Dzi

Họa tiết trên đá Mã Não Lạt Ma Dzi có thể quyết định giá trị của nó. Những họa tiết thông thường có giá trị thấp hơn. Những họa tiết hiếm khó tìm thì có giá trị cao hơn.

Kích thước các hạt Đá Lạt Ma Dzi

Đá Dzi kích thước càng lớn có giá trị càng cao.

Ý nghĩa, công dụng của Đá Dzi

Những vân Đá Dzi độc đáo, lạ mắt khiến nhiều người cứ ngỡ rằng nó được vẽ nên bởi con người. Nhưng thực sự, bàn tay thiên nhiên đã nhào nặn ra một tuyệt tác. Một viên đá Dzi Tây Tạng thường có một hay nhiều chấm đen hoặc đỏ, loang trong vòng tròn lớn, nhìn giống con mắt. Do vậy, nó còn được gọi là “mắt của Trời”.

Người ta tin rằng, Đá Dzi Tây Tạng chính là bảo hộ của chư Phật, là chỉ dẫn của thần linh để luôn được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Nó có khả năng phát ra cũng như tích tụ năng lượng, nên bạn có thể mang đến các nơi chốn tâm linh để cầu nguyện. Người làm kinh doanh ở Đài Loan, Bhutan, Tây Tạng… xem Đá Dzi như lá bùa hộ mệnh, khó khăn nào cũng vượt qua được để việc kinh doanh ngày càng phát đạt.

Ý nghĩa, công dụng của Đá Dzi
Ý nghĩa, công dụng của Đá Dzi

Đá Dzi Tây Tạng có nhiều chấm tròn trên thân đá, người ta gọi là số lượng mắt trên thân. Tùy theo số lượng này mà mỗi viên Đá Dzi có ý nghĩa, công dụng khác nhau:

  • Dzi 1 mắt (Độc Nhãn): tượng trưng cho con mắt thứ ba, khả năng nhìn thấu, dự đoán được sự việc để tìm cách vượt qua.
  • Dzi 2 mắt: là sự cân bằng, hài hòa âm dương. Mọi thứ đều trở nên trọn vẹn, thành công, ngày càng sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, viên đá này còn có tác dụng bảo vệ chủ nhân khỏi nguy hiểm, tăng cường sự tập trung cho người thiền định.
  • Dzi 3 mắt: tượng trưng cho sự chuyển hóa nhân tâm trên con đường tu tập, từ Tham – Sân – Si tới Giới – Định – Tuệ. Viên đá này thích hợp với những người đang đau khổ, phiền não, miệt mài tu tập để hướng đến một cuộc đời bình an.
  • Dzi 4 mắt: tượng trưng cho năng lượng của 4 vị thánh trong Đạo Phật: Quan Âm, Địa Tạng, Văn Thù, Phổ Hiền. Sở hữu viên đá này để ngăn cản những năng lượng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, luôn đem lại sự bình yên, an lạc.
  • Dzi 5 mắt: 5 mắt đại diện cho Ngũ Trí Như Lai trong đạo Phật, chính là 5 con đường đi đến Niết Bàn. Người ta tin rằng, nguồn năng lượng của Đá Dzi Tây Tạng 5 mắt mang đến may mắn, hạnh phúc, giàu có, tuổi thọ và sự hoàn mỹ.
  • Dzi 6 mắt: theo Thuyết Luân Hồi có 6 cảnh giới mà con người phải trải qua nếu không có sự tu tập. Do vậy, viên đá này là biểu tượng để nhắc nhở việc thực hành sự trong sạch giác quan, từ đó nhận thức và hành động đúng đắn, không tạo nghiệp.

Ý nghĩa, công dụng của Đá Dzi

  • Dzi 7 mắt tượng trưng cho Dược Sư Phật, chuyên trị bệnh khổ chúng sanh. Nó cũng mang lại sự thành đạt, sức khỏe dẻo dai và hạnh phúc.
  • Dzi 8 mắt: phù hợp với những người làm kinh doanh, mong muốn công danh sự nghiệp phát đạt. Số 8 tượng trưng cho 8 vật báu trong Phật Giáo mang đến cát tường, may mắn, thành công và thịnh vượng.
  • Dzi 9 mắt: kích thích lòng từ bi, hướng đạo, thoát khỏi khổ đau và tìm thấy hạnh phúc trên con đường tu tập.
  • Dzi 10 mắt: mang lại cuộc sống hôn nhân êm đẹp, trọn vẹn, hạnh phúc.
  • Dzi 11 mắt: giảm tà niệm, dục tâm, giúp tâm ý được bình an.
  • Dzi 12 mắt: mang đến quyền lực và danh dự cao quý, sức ảnh hưởng lớn với những người xung quanh.
  • Dzi 13 mắt: viên đá này giúp khơi gợi thế giới tâm linh vô cùng rộng lớn. Người có đủ nhân duyên kết hợp với Đá Dzi 13 mắt có thể khai mở giác quan và kết nối tâm linh.
  • Dzi 14 mắt: giải nghiệp tiêu cực từ trong quá khứ, giúp bản thân sớm tìm được bình yên trong tâm hồn.
  • Dzi 15 mắt: là viên đá của trí tuệ và sự minh mẫn.
  • Dzi 16 mắt: mang đến niềm vui và hạnh phúc, đầy lùi áp lực, mệt mỏi, những tổn thương về tinh thần.
  • Dzi 17 mắt: thúc đẩy các mối quan hệ xã hội xung quanh,bảo vệ bản thân khỏi những tác động tiêu cực.
  • Dzi 18 mắt: khơi dậy sự sáng tạo và bứt phá, không lệ thuộc vào người khác. Tránh xa các thói hư tật xấu, nghiện ngập, giúp chủ nhân có đời sống lành mạnh hơn.
  • Dzi 19 mắt: giúp hiện thực hóa các mục tiêu đã định một cách dễ dàng hơn, phù hợp với người làm kinh doanh.
  • Dzi 20 mắt: thanh lọc, xóa bỏ năng lượng xấu, tái sinh năng lượng mới, mạnh mẽ hơn.
  • Dzi 21 mắt: là viên đá quý hiếm nhất, thường được sở hữu bởi những người giàu có và quyền lực. Nó mang nguồn năng lượng toàn diện, tối cao và hoàn hảo.

Chọn đá Dzi theo năm sinh

  •   Tý – 1924 1936 1948 1960 1972 1984 1996
    Hợp với Dzi: 8, 18, 21 (mắt)
  • Sửu – 1925 1937 1949 1961 1973 1985 1997
    Hợp với Dzi: 8, 18, 21 (mắt)
  • Dần – 1926 1938 1950 1962 1974 1986 1994
    Hợp với Dzi: 8, 18, 21 (mắt)
  • Mẹo – 1927 1939 1951 1963 1975 1987 1999
    Hợp với Dzi: 3, 4, 9, 13, 18 (mắt)
  • Thình – 1928 1940 1952 1964 1976 1988 2000
    Hợp với Dzi: 3, 4, 9, 13, 18 (mắt)
  • Tỵ – 1929 1941 1953 1965 1977 1989 2001
    Hợp với Dzi: 3, 4, 9, 13, 18 (mắt)
Chọn đá Dzi theo năm sinh
Chọn đá Dzi theo năm sinh
  • Ngọ – 1930 1942 1954 1966 1978 1990 2002
    Hợp với Dzi:1, 5, 6, 7, 11, 18 (mắt)
  • Mùi – 1931 1943 1955 1967 1979 1991 2003
    Hợp với Dzi: 1, 5, 6, 7, 11, 18 (mắt)
  • Thân – 1932 1944 1956 1968 1980 1992 2004
    Hợp với Dzi: 1, 5, 6, 7, 11, 18 (mắt)
  • Dậu – 1933 1945 1957 1969 1981 1993 2005
    Hợp với Dzi: 2, 10, 12, 15, 18 (mắt)
  • Tuất – 1934 1946 1958 1970 1982 1994 2006
    Hợp với Dzi: 2, 10, 12, 15, 18 (mắt)
  • Hợi – 1935 1947 1959 1971 1983 1995 2007
    Hợp với Dzi: 2, 10, 12, 15, 18 (mắt)

Tạo năng lượng cho Dzi như thế nào?

Mọi vật chất đều hữu hạn, năng lượng của đá cũng vậy. Bởi thế mà cũng cần tạo năng lượng cho Dzi, để Dzi hỗ trợ chủ nhân tốt hơn.

  • Khi đeo đá Dzi, người dùng nên niệm chú Om Mani Padme Hum hay A Di Đà Phật hằng ngày. Tùy theo tôn giáo mà niệm càng nhiều càng tốt. Nên niệm rơi vào khoảng 9,108, 1000,… lần.
  • Tin tưởng vào đá Dzi mà mình đang đeo, tôn trọng và yêu quý như vật bất ly thân.
  • Nếu đi tới chùa, chiền hãy để Dzi lên tam bảo (chỉ cần đến chùa thôi đã là tốt).
Tạo năng lượng cho Dzi như thế nào?
Tạo năng lượng cho Dzi như thế nào?
  • Phơi đá Dzi dưới ánh nắng Mặt trời lúc 12 giờ trưa vào ngày Hạ Chí và Tết Đoan Ngọ. Hoặc có thể để đá hấp thu năng lượng từ ánh trăng qua đêm. Thời gian lý tưởng nhất là ngày trăng tròn, đặc biệt là rằm tháng 8 (trung thu).

Cách đeo và bảo quản đá Dzi đúng cách

Nếu như bạn muốn đeo đá Dzi bên mình thì nên tìm chất liệu làm đồ trang sức có gắn thêm đá là chất liệu có tính chắc chắn và bền theo thời gian. Không nên để đá rơi, vì như thế sẽ không may mắn và làm giảm tính từ trường của đá.

Hoặc nếu bạn có thói quen cởi bro đá ra khi đi tắm hay chơi thể thao, thì cần phải để đá ở nơi cao ráo, không nên để ở vị trí gần mặt đất. Đặc biệt, bạn không được để người ngoài, không phải người thân của mình chạm lên đá, làm giảm tính tâm linh.

Bạn nên thanh tẩy lại đá sau khi tham gia các lễ kỷ niệm như đám tang, đám cưới,.. bằng tinh dầu, để viên đá của bạn được thanh tịnh. Nếu như bạn muốn cất nó khi đi ngủ, cần phải đặt nó vào hộp có lót vải nhung. Không nên để, đặt viên đá ở nơi ô uế, hoặc mang nó đi vào những nơi không “sạch sẽ”. Điều quan trọng để bạn có thể lưu giữ được năng lượng tích cực từ đá đó là bạn cần phải biết học cách trao đi. Đừng chỉ niệm chú và cầu nguyện cho mỗi bản thân mình, như thế là ích kỷ, bạn cần phải biết cho đi, biết đáp lại lòng tốt của người khác thì điều tốt đẹp mới đến với bạn.

Liên hệ:

Tahigems cam kết nỗ lực hết mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng với những giá trị mà khách hàng mong đợi.

Mua sản phẩm ngay tại đây:

Câu hỏi thường gặp

Vì sao nên chọn đá Dzi theo phong thủy?
Đá Dzi là gì?

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
`

Đăng ký mua hàng