Bộ sưu tập Nhẫn cưới mới nhất 2023. Nhẫn cưới là biểu trưng cho lời hứa trọn đời bên nhau. Việc đeo nhẫn cưới cũng được xem như sự nghiêm túc trong việc kết hôn và mang tính bước ngoặt của đôi bên là bởi khi cùng trao nhẫn cho nhau cũng chính là lúc hai người chính thức trở thành vợ chồng.. Cùng tìm hiểu và tham khảo bộ sư tập nhẫn cưới nhà TahiGems ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Nhẫn cưới là gì?
Trao nhẫn cưới cho nhau trong hôn lễ là hành động quen thuộc và thường thấy trong các buổi đám cưới. Cô dâu và chú rễ sẽ trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng kiến của dòng họ hai bên gia đình hoặc trước mặt Cha xứ (nếu hôn lễ tổ chức tại nhà thờ) hoặc trước sự chứng minh của chư Tăng (nếu hôn lễ được tổ chức tại chùa). Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: Vì sao trong lễ cưới nhất định phải trao nhẫn cho nhau, mà không trao một vật nào khác? Và nguồn gốc nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?
Có thể nói chưa ai khẳng định được nhẫn cưới ra đời từ khi nào, nhưng người ta biết chính xác là Ai Cập cổ xưa là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn làm vật biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa. Sở dĩ người ta chọn vòng tròn bởi quan niệm cho rằng: Vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối với ý nghĩa: Dù các cặp đôi có đi những hành trình dài khác nhau nhưng nếu đã thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ là của nhau và hành trình mà họ trải qua chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.
Nhẫn cưới khi ấy không bằng vàng hay kim loại như ngày nay mà nó được làm từ các vật liệu thiên nhiên như: Cỏ cây, lau sậy, da thú, xương hoặc ngà voi. Khi ấy chỉ có người phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn.
Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra và rất nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.
Theo thời gian, nhẫn cưới được làm từ chất liệu có giá trị hơn như: Đồng, bạc, vàng, kim cương…, người ta có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều màu sắc, chất liệu, hình dáng khác nhau.
Nhẫn đính hôn
Đây là chiếc nhẫn mà người đàn ông sẽ trao tặng cho người phụ nữ mà họ yêu thương khi cầu hôn. Hình ảnh quen thuộc thường thấy nhất ở các cặp đôi chính là hành động quỳ gối và mong nhận được sự đồng ý của người thương.
Nếu như người phụ nữ đồng ý thì hành động của họ sẽ là gật đầu chấp thuận, cùng với đó là để người đàn ông đeo nhẫn vào tay mình.
Đây cũng là thử thách đầu tiên vì nhẫn đính hôn không đơn giản chỉ là món quà tặng mà nó còn biểu hiện của niềm tin, chung thuỷ để cùng vun đắp một tương lai.
Thông thường, chiếc nhẫn đính hôn được gắn một viên kim cương ở chính giữa để thể hiện sự độc nhất trong tình yêu cũng như mong muốn đời đời sống mãi bên nhau.
Nhẫn cưới
Nhiều người vẫn hay nhầm tưởng rằng nhẫn đính hôn sẽ được dùng trong ngày cưới. Đây là điều sai lầm vì nhẫn cưới khác với nhẫn đính hôn về mặt ý nghĩa vô cùng lớn.
Nhẫn cưới là biểu trưng cho lời hứa trọn đời bên nhau. Việc đeo nhẫn cưới cũng được xem như sự nghiêm túc trong việc kết hôn và mang tính bước ngoặt của đôi bên là bởi khi cùng trao nhẫn cho nhau cũng chính là lúc hai người chính thức trở thành vợ chồng.
Mỗi khi đeo nhẫn cưới trên tay thì mỗi cá nhân sẽ có trách nhiệm hơn trong việc xây dựng tổ ấm của hai người. Dù sướng vui, khổ sở thì hai người vẫn nguyện ở bên nhau để cùng trải qua những khoảnh khắc ấy.
Nhẫn vĩnh cửu
Khá ít người từng nghe về loại nhẫn này nhưng đây lại là một chiếc nhẫn mang ý nghĩa rất quan trọng của sự lâu bền. Đây là loại nhẫn mà chồng sẽ tặng cho vợ mình sau một quãng thời gian chung sống với nhau lâu năm mà nhiều người hay gọi là lễ kỷ niệm ngày cưới Bạc, Vàng, Kim Cương.
Khi đấy, nhẫn vĩnh cửu sẽ gắn thêm đá quý hoặc kim cương xung quanh chiếc nhẫn như minh chứng rằng, cuộc hôn nhân bền chặt không bị phá vỡ bởi bất kỳ điều gì.
Ý nghĩa của việc đeo nhẫn cưới trong hôn nhân là gì?
Trong hôn nhân, nhẫn cưới có một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó chính là vật minh chứng cho tình yêu đã được đơm hoa kết trái sau khoảng thời gian tìm hiểu của đôi nam nữ yêu nhau. Khi họ quyết định lồng nhẫn cưới vào tay nhau tức là họ tự nguyện ràng buộc cuộc đời của mình vào cuộc đời của đối phương bằng một tình yêu chân thành nhất.
Cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới trước bàn thờ gia tiên khi có sự chứng kiến của hai bên gia đình. Đây là nghi thức trang trọng trong ngày cưới, được thực hiện công khai như một lời cam kết của mỗi cặp đôi.
Thêm vào đó, nhẫn cưới còn mang một ý nghĩa khác, đó chính là bằng chứng của hôn nhân. Tức là cặp đôi nào quyết định nên duyên vợ chồng mới được phép đeo nhẫn cưới trên tay. Đây cũng là một sự “khẳng định chủ quyền” với tất cả mọi người, nhắc nhở chính bản thân người đeo phải chung thủy với người vợ hoặc người chồng của mình.
Đồng thời việc đeo nhẫn cưới còn là tín hiệu cho những người khác biết rằng đừng nên tiếp cận tình yêu đối với những người đã có gia đình để tránh việc gây nên đổ vỡ hôn nhân của người khác.
Trong Phật Giáo, việc đeo nhẫn cưới trong hôn nhân còn mang một thông điệp giáo dục lớn lao khi chữ Nhẫn trong hai từ nhẫn cưới đó cũng chính là chữ Nhẫn trong “nhẫn nhịn”, “nhẫn nại”.
Tức là ông bà ta muốn mỗi cặp vợ chồng khi về chung một nhà phải luôn chia ngọt sẻ bùi, yêu thương, nhẫn nhịn nhau để giữ gìn cuộc hôn nhân lâu dài và xây dựng một mái ấm gia đình vững chắc. Chữ “Nhẫn” cũng chính là đức tính hàng đầu cần phải có của mỗi con người.
Vị trí ngón tay đeo nhẫn cưới cho nữ và nam
Vị trí đeo nhẫn cưới phụ thuộc ít nhiều vào các nền văn hóa khác nhau ở mỗi quốc gia. Tùy vào quan niệm mà mỗi quốc gia thường sẽ có một vị trí và ý nghĩa riêng cho việc đeo nhẫn cưới. Một số cách đeo ở từng nước như sau:
Các quốc gia | Vị trí đeo nhẫn cưới |
---|---|
Mỹ | – Đàn ông: đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái
– Phụ nữ: đeo nhẫn cưới ngón áp út tay phải |
Đức và Hà Lan | – Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải |
Hy Lạp | – Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út (tay trái hoặc phải) |
Việt Nam | – Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út (tay trái hoặc phải) |
Trung Quốc | – Đeo nhẫn cưới ở ngón áp út (tay trái hoặc phải) |
Tahi 5654 – Đôi nhẫn cưới hoàng gia đá quý Kim Cương
Để chuẩn bị cho nghi lễ trao nhẫn, cô dâu có thể đeo nhẫn đính hôn ở bàn tay phải và nhẫn cưới sẽ được đeo ở tay trái. Đeo tay trái vì mọi người tin rằng ngón đeo nhẫn ở bàn tay trái là nối với tim. Khi đeo nhẫn vào ngón tay này, tình cảm của chú rể cùng chiếc nhẫn sẽ gần nhất với trái tim cô dâu.
Hoặc bạn có thể đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa và đồng thời đeo nhẫn cưới ở ngón áp út trên cùng một bàn tay.
- Kim cương hoàn thiện sẽ có màu sắc đẹp, độ trong suốt cao, khả năng khúc xạ ánh sáng tốt. Điều này mang đến vẻ ngoài bắt mắt, lấp lánh sang trọng, nhất là khi kết hợp cùng trang sức.
- Chất lượng kim cương gần như là vĩnh cửu, rất khó bị trầy xước hơn những loại đá quý thông thường. Tuy nhiên, chất lượng nhất vẫn là kim cương thiên nhiên chứ không phải là kim cương nhân tạo.
- Kim cương là một loại đá quý đứng đầu trong “ngũ đại bảo thạch” gồm: Kim cương, Ruby, Sapphire, Ngọc lục bảo, Opal nên có năng lực tẩy uế, xua tan đều rủi và mang đến nhiều may mắn cho chủ nhân.
Thông tin chi tiết sản phẩm:
Tên sản phẩm: Tahi 5654 – Đôi nhẫn cưới hoàng gia đá quý Kim Cương
Sử dụng: Trang sức nam và nữ
Đá chủ: Natural Diamond ( Kim Cương tự nhiên )
Số lượng: 02 viên
Kích thước: 2.0 mm
Màu sắc: Trắng
Hình dạng: Round facet
Đá tấm: Sản phẩm không sử dụng đá tấm.
Vật liệu: vàng tahi 18k 750 – Khối lượng: 1.89 chỉ
Review sản phẩm hoàn thiện
Tahi 5473 – Đôi nhẫn cưới Classic kết hợp giữa Sapphire Kim Cương
Đá Sapphire là biểu tượng của tình yêu, hôn nhân bền vững, sự giàu có và lòng chung thủy. Chính vì thế, chúng thường được dùng làm trang sức đá phong thủy cho mùa cưới như một biểu hiện của một tình yêu vĩnh cửu và cuộc hôn nhân viên mãn nhất.
- Sapphire có thể mang lại cảm giác êm đềm và tập trung tâm trí, giảm sự mệ mỏi, căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái và loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực cho người đeo. Người ta tin rằng, mỗi khi cảm thấy bất an, chỉ cần nhìn vào viên đá Sapphire lấp lánh, bạn sẽ cảm nhận được sự trong sáng và thuần khiết. Từ đó giúp khai mở tâm trí, suy nghĩ được thông suốt, trở nên tích cực, lạc quan hơn, cơ thể nhờ thế cũng khỏe mạnh, phấn chấn hơn.
- Mang vẻ đẹp hoàn hảo, đá Sapphire được coi là biểu tượng của sự toàn vẹn, mang lại hiệu quả tối ưu. Chúng rất hữu ích trong việc giúp chủ nhân đưa ra những quyết định sáng suốt, công bằng và tích cực về những vấn đề liên quan đến pháp lý, công lý. Chính vì vậy, ngay từ xa xưa, trước khi đi ký kết các hiệp ước quan trọng, người ta thường mang theo một mảnh nhỏ của đá Sapphire để giúp đem đến sự minh mẫn và sáng suốt khi ký kết để tránh không bị lọc lừa hay thất bại.
- Đặc biệt, Sapphire cũng được coi là viên đá của tri thức, sự lãnh đạo sáng suốt và trung thực. Nó giúp kích thích tâm trí, khơi mở sự khôn ngoan cho những người làm công việc lãnh đạo, điều hành như các bộ trưởng, các nhà lãnh đạo, giám đốc công ty, doanh nhân…
- Viên đá này cũng là niềm hy vọng cho bất cứ ai cần đến sự giúp đỡ trong việc biến ý tưởng thành hiện thực. Chúng giúp các nhà báo, luật sư phán xét công tâm và sáng suốt hơn đồng thời luôn mang lại may lành và bình an cho thân chủ.
Với thiết kế classic tối giản mà vô cùng sang trong, đây là một trong những mẫu mã được khách hàng yêu thích nhất tại TahiGems.
Thông tin chi tiết sản phẩm:
Tên sản phẩm: Tahi 5473 – Đôi nhẫn cưới Classic kết hợp giữa Sapphire Kim Cương.
Sử dụng: trang sức nam và nữ
Đá chủ: Natural blue Sapphire ( Sapphire xanh lam tự nhiên )
Màu sắc: Xanh lam
Hình dạng: Round facet
Khích thước: ~ 3.6 mm
Độ tinh khiết: Trong suốt
Đá tấm: 16 viên kim cương tấm tự nhiên 1.3 mm
Loại vàng: Tahi 18k 750 – Khối lượng: 3.112 chỉ
Giá thành sản phẩm không bao gồm đá chủ.
Review sản phẩm hoàn thiện
Bình luận