Phân loại Ngọc Phỉ Thúy – Màu sắc của Ngọc Phỉ Thúy

Ngọc phỉ thúy hay còn gọi là cẩm thạch không chỉ là một loại đá quý hiếm mà còn có giá trị cao về mặt thẩm mỹ. Ngoài ra, nó còn được coi là một trong những vật phẩm phong thủy quan trọng nhất với 3 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Cùng TahiGems tìm hiểu chi tiết nhé!

Phân loại Ngọc Phỉ Thúy - Màu sắc của Ngọc Phỉ Thúy
Phân loại Ngọc Phỉ Thúy – Màu sắc của Ngọc Phỉ Thúy

Ngọc phỉ thúy là gì?

Ngọc Phỉ Thúy (jadeite) còn gọi là cẩm thạch, ngọc Miến Điện, ngọc cứng. Nó có màu xanh, đôi lúc có màu vàng, tím, đen, đỏ, trắng trong đó sắc đỏ gọi là Phỉ, sắc xanh gọi là Thúy.

Không chỉ làm say đắm lòng người bởi sự tinh tế, tao nhã được thiên nhiên ưu đãi ban tặng, nó còn khiến cho bất cứ ai có chút hiểu biết về ngọc sẽ không khỏi nung nấu ý chí muốn sở hữu.

Màu sắc: màu xanh lục là màu được yêu thích đối với cẩm thạch, và cũng là màu có giá trị nhất. sự phân bố màu cũng là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của viên đá. Màu phân bố càng đều thì càng có giá trị. Ngoài màu xanh lục ra thì cẩm thạch cũng còn có nhiều màu khác như tím, vàng, đỏ…đặc biệt đối với loại cẩm thạch nhiều màu cũng được rất nhiều người chuộng dùng.

Một số phẩm chất ngọc phỉ thuý tiêu biểu

Mỗi màu sắc hay phẩm chất ngọc khác nhau đều có tên riêng có thể kể đến như:

  •  Ngọc phỉ thúy lão khanh (lão khanh chủng):

Tên gọi Lão khanh (phiên âm Laokeng) hay lão khanh băng chủng (老 坑 翡 翠) ban đầu vốn để chỉ xuất xứ của Ngọc ở các mỏ lâu đời ở Myanmar (Lão là già, khanh là mỏ khai thác, ý chỉ các mỏ khai thác ngọc lâu đời). Ngọc ở đây thường đẹp, kết cấu chặt mịn, độ trong thuần khiết như ngậm nước, các đốm lý phân bố đều, lục sắc phân bố đều đặn, khởi quang khi có ánh sáng chiếu vào vv… nên về sau tên gọi lão khanh như ám chỉ một đẳng cấp của ngọc phỉ thúy.

  • Phỉ thúy thủy chủng 水 种 翡 翠:

Có kết cấu tương tự như miêu tả ở nhất lưu Phỉ thúy lão khanh chủng, chất ngọc tinh thuần, mịn màng đại biểu cho độ trong cao. Đặc trưng của phỉ thúy thủy tinh chủng thường được dùng từ “băng thanh ngọc khiết” để miêu tả vẻ bề ngoài sáng bóng cho cảm giác mát lạnh như băng. Những loại Phỉ Thúy Băng Chủng có đường vân hoa văn màu lam sẽ được gọi là lam Hoa hay lục hoa với đường vân làu lục.

 

  • Phỉ thúy băng chủng (老 坑 翡 翠):

    Kết cấu tinh thể jadeite lớn hơn làm cho độ sáng bóng và độ trong suốt hơi thấp hơn thủy chủng. Tuy nói là vậy nhưng phẩm chất của phỉ thúy băng chủng cũng ở mức trung thượng đẳng và ngẫu nhiên sẽ tìm thấy cả thượng đẳng nhất lưu phẩm chất. Phỉ thúy thủy chủng đẹp, màu sắc không căng đầy, đôi khi vô sắc nhưng trong mịn mơ màng như ánh trăng, như mặt nước phiêu diêu sóng gợn bởi nhìn kỹ sẽ thấy ngọc có những rạn nhỏ, có những tạp chất cực nhỏ hay sợi bông vv…

  • Phỉ thúy tử la lan 紫 罗 兰 翡 翠:

    Nhan sắc như hoa tử la lan, lại được phân chia theo nhiều sắc độ tím đậm nhạt bất đồng như hồng tím, lam tím và cà tím theo đó hồng tím thì đẹp mịn màng, cà tím đứng thứ 2 và sau cùng là lam tím. Màu tím trong phỉ thủy cùng là màu hiếm nhưng không nhất thiết cứ tím là giá trị cao mà còn phụ thuộc vào phẩm chất ngọc như độ trong, tạp chất, thành phẩm chế tác tổng hợp lại để đánh giá chất lượng.

  • Phỉ Thúy Bạch Để Thanh (白 底 青 翡 翠):

    Có đặc điểm thất dễ nhận biết với sắc xanh lục nổi bật và phân biệt rõ ràng và tương phản trên nền trắng. Thường thấy ở dạng bán trong suốt hoặc đục bởi cấu trúc sợi hoặc hạt mịn được xếp vào loại chất lượng bình thường tuy nhiên nếu có độ trong suốt cao thì lại là cực phẩm.

  • Các phẩm chất ngọc khác:

Ngoài 5 phẩm chất ngọc phỉ thúy có giá trị nhất lưu ở bên trên thì còn những phẩm chất ngọc thấp hơn nhưng cũng được gọi tên thành phỉ thúy mà ở phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ không nhắc đến. Nhưng có thể kể tên ra như Phỉ thúy hoa thanh, hồng phỉ, hoàng tông, đậu chủng, phù dung, mã nha, ngẫu phấn, nghiễm phiến, thúy ti, kim ti, du thanh, ba sơn, kiền bạch, mặc thúy, thiết long sinh phỉ thúy. Các phẩm chất ngọc này thường là bán trong suốt, hoặc mờ đục, có kết cấu thô, bề mặt khô khan hơn, hiếm khi đạt chuẩn nhất lưu và thường có giá trị thấp hơn. Hay đúng hơn, đây là các phẩm chất của cẩm thạch chưa thành phỉ thúy.

Tên gọi ngọc phỉ thúy xuất hiện từ quá trình hoạt động thương mại, có tính lịch sử và thuộc tính chuyên môn. Từ góc độ Nham thạch học, ngọc phỉ thúy được định nghĩa là ngọc cứng hoặc đá xanh có công nghệ và giá trị thương mại cao, đạt đến cấp ngọc thạch. Định nghĩa này có hai ý nghĩa: Một là thành phần khoáng vật tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh; hai là trong hoạt động giao dịch thương mại có giá trị và công nghệ cao. Nhìn từ góc độ thương mại ngọc phỉ thúy, chữ “phỉ” chỉ ngọc phỉ thúy màu đỏ, vàng đậm nhạt trong các loại ngọc phỉ thúy, chữ “thúy” dùng để chỉ các loại ngọc phỉ thúy có màu xanh đậm nhạt, phỉ thúy màu xanh cao cấp thông thường được gọi là “cao thúy”. Phỉ thúy đồng thời cũng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng là những nham thạch có thành phần khoáng vật tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh, bất luận có màu xanh hay không, đều được gọi là phỉ thúy. Về nghĩa hẹp chỉ đá xanh có thành phần khoáng vật nhóm tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh đạt đến cấp độ ngọc thạch.

Chất ngọc – chủng ngọc phỉ thúy

Đây được xem là kiến thức tối cơ bản nhất cần phải biết khi tìm hiểu về Jadeite. Chất ngọc là khái niệm chỉ kết cấu, độ thấu quang, phản quang của ngọc, mức độ tinh thuần, đồng nhất vv… Giới sưu tầm ngọc kỳ cựu ở Trung Quốc có một câu nói rất nổi tiếng “内行看种,外行看色” nghĩa là “Người trong ngành nhìn chất, người ngoài ngành nhìn màu”


Nói như vậy nghĩa là sao? – Nghĩa là người biết về ngọc sẽ nhìn vào kết cấu vào độ trong của ngọc, còn người ngoài ngành thì bởi vì cái màu xanh biếc của viên ngọc đó rất bắt mắt và hấp dẫn anh ta thế là anh ta bỏ quên mất độ trong của viên ngọc.

Có 4 chất ngọc phỉ thúy cơ bản như sau:

  • Chất đậu (đậu chủng)
  • Chất nếp (nếp chủng)
  • Chất băng (băng chủng)
  • Chất kính (thủy tinh chủng)

Nhìn vào tên gọi, ít nhiều chúng ta có thể hình dung ra ngọc phỉ thúy được phân cấp chủ yếu dựa theo độ trong của ngọc, càng trong mịn thì phẩm chất càng cao.

Các chất ngọc thấp hơn 4 loại trên có thể được kể đến như chất sáp, chất sứ thường thấy nhiều và không năm trong phạm vi bàn đến trong bài viết này.

Tác dụng phong thủy của ngọc phỉ thúy

Dưới góc độ khoa học phỉ thúy có tác dụng bảo vệ sức khỏe, trú nhan, an thần, tĩnh tâm, kéo dài tuổi thọ vì trong chất ngọc có những nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe, khi đeo vật dụng phỉ thúy các nguyên tố này sẽ thẩm thấu qua da giúp cân bằng chức năng sinh lý của cơ thể.

Theo phong thủy phỉ thúy có công dụng chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ, trừ tà, giá giải tai ách do phỉ thúy là vật tụ khí tốt, có từ trường mang dương khí cường độ cao.

Trong quá trình hình thành và gia công, người ta đã phát hiện ra một trường điện từ phát ra sóng năng lượng mà con người có thể hấp thụ. Phân tử nước trong tế bào có sự cộng hưởng mạnh mẽ với sóng năng lượng này khiến tế bào gia tăng sức sống từ đó cũng giúp nâng cao sức khỏe.

Các loại phỉ thúy đều có tác dụng giống nhau nhưng có độ mạnh yếu tùy vào độ thuần khiết và mật độ khoáng chất. Loại tốt nhất là màu xanh sau đó là tím-xanh đậm-đen-vàng-trắng với mức độ yếu dần. Phỉ thúy khi qua xử lý nhiệt sẽ mất đi năng lượng tốt vì thế nên tìm những nơi cung cấp phỉ thúy tự nhiên chưa qua xử lý.

Ngọc phỉ thúy có tác dụng tích cực tới các huyệt vị, thường gặp nhất là đeo vòng tay phỉ thúy. Khi đeo vòng tay, phỉ thúy tác động tới những huyệt đạo trên cổ tay khiến máu huyết lưu thông, mạch máu mềm hơn giúp bài trừ độc tố trong cơ thể, hỗ trợ trị viêm khớp cổ tay, vai.

Tác dụng phong thủy của ngọc phỉ thúy
Tác dụng phong thủy của ngọc phỉ thúy

Từ cổ tay tới hết cánh tay có huyệt Nội Quan, Ngoại Quan, Thần Môn, Dương Trì, Dưỡng Lão đều nhận được tác động khiến cơ thể hưng phấn, mạnh cốt tủy, phá tích tiêu viêm, mát gan…

Ngọc phỉ thúy có chứa một số nguyên tố vi lượng quý. Phỉ thúy có hàng chục màu sắc khấc nhau tùy vào hàm lượng, tỉ lệ các nguyên tố cấu thành. Trong đó Si2O chiếm khoảng 58%, Al2O3 chiếm 23%, Na2O chiếm 13%, Cao 1% cùng với Mg, Ge, Mn và các nguyên tố vi lượng khác.

Qua việc tiếp xúc, cọ xát các nguyên tố vi lượng này được hấp thụ vào cơ thể giúp hỗ trợ cân bằng môi trường nội bào, thúc đẩy trao đổi chất tăng cường miễn dịch, hỗ trợ các tuyến nội tiết hoạt động tốt hơn, phát triển trí não ở trẻ, kháng viêm, ung bướu, giảm nguy cơ mất trí nhớ người cao tuổi, chống lão hóa, loãng xương…

Trong các sách y học cổ như Bản Thảo Cương Mục, Thần Nông Bản Thảo có ghi lại: ngọc phỉ thúy có tác dụng giải trừ phiền bực, giải Trúng Nhiệt, nhuận Tâm Phế, hỗ trợ Thanh Hầu, dưỡng ngũ tạng, yên hồn phách, mượt tóc, sáng mắt, thính tai, thông huyết mạch.

Xua đuổi ma quỷ

Trong truyền thống Trung Quốc, hình khắc trên ngọc vô cùng phong phú và đa dạng, mang hàm ý sâu sắc không thể kể hết. Mỗi hình khắc lại mang một ý nghĩa khác nhau. Ngọc phỉ thúy còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ, giúp con người tin vào sự bảo hộ của thần linh nhằm mong muốn có cuộc sống tốt đẹp, thuận lợi hơn, sức khỏe dồi dào và vạn sự như ý. Những hình thường được khắc trên ngọc để xua đuổi ma quỷ gồm Quan Âm, Phật, Quan Công, Trương Phi.

Trong dân gian thường có câu “ nam đeo Quan Âm, nữ đeo Phật” để cầu mong Phật và Quan Âm cho sức khỏe, bình yên trong cuộc sống. Khi mắc bệnh, người ta thường hay đeo những miếng ngọc có khắc hình Quan Công hay Trương Phi với hi vọng sẽ mau chóng khỏi bệnh.

Sự nghiệp thăng tiến

Ngoài tác dụng xua đuổi ma quỷ, mang đến bình an, hạnh phúc… ngọc Jadeit (Phỉ Thúy) còn giúp cho gia chủ thăng tiến trong công việc. Người ta cho rằng ngọc Jadeit ( Phỉ Thúy) tượng trưng cho khát khao được thăng tiến trong công việc và sự nghiệp của gia chủ. Những hình khắc tiêu biểu như vải, nhãn, hồ đào, cá chép và cây tre.

Theo quan niệm của người Trung Quốc để đạt được kết quả cao trong các cuộc thi nên chọn những miếng ngọc khắc hình những loại quả có hình tròn như quả vải, nhãn, hồ đào…Trong tiếng Trung, hình tròn đọc là viên đồng âm với nguyên trong trạng nguyên mang hàm ý liên tiếp trúng trạng nguyên…

Trường thọ nhiều phúc

Ngọc Jadeit ( Phỉ Thúy) có thể coi là một linh vật linh thiêng trong việc cầu tài lộc và trường thọ. Người Trung Quốc thường có thói quen luôn mang bên mình một miếng ngọc nhỏ với hy vọng may mắn, bình an luôn ở bên cạnh.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
`