Đá quý nào hợp với mệnh Kim và mệnh Mộc làm trang sức nhẫn nam?. Nhẫn là trang sức đẹp cho cả nam và nữ, nó thể hiện cá tính của mỗi người, bởi vậy mà nhẫn trở thành một item không thể thiếu trong tủ đồ. Những thiết kế của TahiGems luôn đước phái nam yêu thích, đặc biệt là những mẫu nhẫn đá quý sang trọng, lịch lãm, mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Cùng TahiGems tìm hiểu đá quý nào hợp với mệnh Kim và mệnh Mộc nhé!
Đá quý nào hợp với mệnh Kim và mệnh Mộc?
Năm sinh nào thuộc mệnh Kim
Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê các năm sinh thuộc mệnh Kim để bạn có thể so sánh và tham khảo.
Tuổi Nhâm Thân năm 1932 – năm 1992
Tuổi Ất Mùi năm 1955 – năm 2015
Tuổi Giáp Tý năm 1984 – năm 2026
Tuổi Quý Dậu năm 1933 – năm 1993
Tuổi Nhâm Dần năm 1962 – năm 2022
Tuổi Ất Sửu năm 1985 – năm 1925
Tuổi Canh Thìn năm 1940 – năm 2000
Tuổi Quý Mão năm 1963 – năm 2023
Tuổi Tân Tỵ năm 1941 – năm 2001
Tuổi Canh Tuất năm 1970 – năm 2030
Tuổi Giáp Ngọ năm 1954 – năm 2014
Tuổi Tân Hợi năm 1971 – năm 2031
Họ là người có thể thích nghi nhanh với nhiều điều kiện sống khác nhau, họ thích thay đổi nhưng cũng thích được kiểm soát. Họ thông minh, có đầu óc, nhanh nhẹn, có khả năng sắp xếp mọi việc một cách chu toàn, thấu đáo.
Ngoài ra trong công việc hộ rất kiên định và có chí tiến thủ, ý chí cao.
Năm sinh nào thì thuộc về mệnh Mộc?
Tuổi Nhâm Ngọ năm 1942, 2002
Tuổi Kỷ Hợi năm 1959, 2019
Tuổi Mậu Thìn năm 1988, 1928
Tuổi Quý Mùi năm 1943, 2003
Tuổi Nhâm Tý năm 1972, 2032
Tuổi Kỷ Tỵ năm 1989, 1929
Tuổi Canh Dần năm 1950, 2010
Tuổi Quý Sửu năm 1973, 2033
Tuổi Tân Mão năm 1951, 2011
Tuổi Canh Thân năm 1980, 2040
Tuổi Mậu Tuất năm 1958, 2018
Tuổi Tân Dậu năm 1981, 2041
Đá Beryl là gì?
Beryl là một khoáng chất chứa một lượng lớn nguyên tố Beryllium – một kim loại rất hiếm và chính sự quý hiếm này hạn chế sự hình thành của Beryl.
Beryl thường xuất hiện trong đá hoa cương, đá mắc ma chứa axit, đá pegmatit, đá biến chất kết hợp pegmatit hoặc các mạch và khoang có hoạt động thủy nhiệt. Các loại khoáng sản này thường đi liền với nhau, là dấu hiệu phát hiện ra đá Beryl. Đá Beryl cũng hay được tìm thấy tại các khu vực đá vôi, đá phiến sét hoặc đá hoa có chứa cacbon. Các mỏ ngọc lục bảo nổi tiếng của Colombia và Zambia được hình thành tại các khu vực này, được tạo màu bởi crom và vanadi.
Tính chất của đá Beryl
Phân loại hóa học | Silicate |
Màu sắc | Màu xanh lá cây, vàng, xanh, đỏ, hồng, cam, không màu |
Vệt | Không màu (cứng hơn tấm sọc) |
Nước bóng | Thủy tinh thể |
Hoành | Dịch trong suốt |
Sự phân tách | Không hoàn hảo |
Độ cứng Mohs | 7,5 đến 8 |
Trọng lượng riêng | 2,6 đến 2,8 |
Thuộc tính chẩn đoán | Các tinh thể là hình lăng trụ với các đầu phẳng, hình lục giác và không có các vạch. Độ cứng và trọng lượng riêng tương đối thấp. |
Thành phần hóa học | Được 3 Al 2 Si 6 O 18 |
Hệ thống tinh thể | Lục giác (xảy ra trong lăng trụ đến tinh thể bảng) |
Công dụng | Đá quý, một loại quặng nhỏ của berili. |
Tác dụng của đá Beryl
Đá beryl sở hữu sức hút vô cùng bí ẩn, chẳng những đẹp mà nó còn mang theo dòng năng lượng tích cực, đem tới nhiều công dụng cho chủ nhân.
Đá beryl đa sắc và tác dụng chữa bệnh thần kỳ.
Đá beryl đa sắc được chứng minh là đem tới nhiều công dụng tích cực với sức khỏe:
- Đá hỗ trợ chủ nhân chữa lành bệnh tật, đặc biệt là các chứng bệnh liên quan tới dạ dày, tuyến giáp, tim, gan,… Nó cũng góp phần giúp bệnh nhân cải thiện chứng bệnh viêm loét.
- Đá giúp cải thiện sức dẻo dai và rắn chắc cho xương khớp; tăng cường và thúc đẩy quá trình trao đổi chất; giúp hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.
- Ngoài ra, đá beryl còn có khả năng làm sạch hệ tiêu hoá, đảm bảo sức khỏe cho cơ quan sinh sản.
Đá Sapphire là gì?
Sapphire (Xanh lá) là một loại đá quý cứng và bền. Đá Sapphire (Xanh lá) được hình thành trong điều kiện và áp suất lớn. Thuộc nhóm đá quý nhiều loại khoáng chất gọi là corundum. Với thành phần chính là tinh thể nhôm oxit (Al2O3).
Sapphire có màu xanh lá là bởi sự hiện diện của sắt trong quá trình hình thành của nó. Dải màu xanh này có màu sắc từ màu xanh nhạt đến màu xanh đậm. Hoặc có khi là màu vàng lục hoặc xanh lục.
Như vậy về công thức hóa học đá Sapphire xanh lá cũng như đá Sapphire xanh lam, đá Sapphire tím, đá Sapphire vàng… đều giống với đá Ruby, vì cùng là tinh thể Corundum với thành phần chính là các oxit nhôm Al2O3.
Đá Sapphire (Xanh lá) là một loại màu Sapphire độc đáo ít được nhìn thấy. Chúng thường khá nhạt hoặc có màu đậm, hoặc có vệt màu khác ở giữa. Đá Sapphire (Xanh lá) có màu đồng nhất thực sự rất hiếm. Rất nhiều nhà sưu tập khao khát được sở hữu viên đá này.
Ngoài tên tiếng anh thông dụng, đá Sapphire (Xanh lá) còn có tên gọi khác ở Việt Nam. Ví dụ như: ngọc bích xanh, sapphire xanh, sapphire phong thủy, đá saphia xanh hay saphia lục.
Tính chất của đá Sapphire
Khoáng chất | Corundum |
Hóa học | Al2O3 |
Màu sắc | Mọi màu, trừ màu đỏ |
Chỉ số khúc xạ | 1.762 đến 1.770 |
Trọng lượng riêng | 4,00 |
Độ cứng Mohs | 9 |
Tác dụng của đá Sapphire
Đá Sapphire đặc trưng cho sự giàu sang và phú quý. Là biểu tượng của tình yêu, hôn nhân vững bền, sự may mắn và lòng chung thủy.
Mang vẻ đẹp hoàn hảo, đá Sapphire (Xanh lá) được coi là biểu tượng của sự toàn vẹn. Giúp giữ vững tỉnh táo, minh mẫn và sáng suốt. Để trong bất cứ tình huống gì xảy ra bạn đều giải quyết nó dễ dàng.
Sapphire xanh lá là viên đá tri thức, đem đến sự sáng suốt, công bằng và trung thực. Khơi mở tâm trí, thoải mái tinh thần để có những quyết định đúng đắn. Giúp bạn thành công trong mọi công việc.
Đá Sapphire giúp tập trung tinh thần. Nó khiến chủ nhân luôn được tỉnh táo, không bị lợi dụng, xâm phạm. Được xem là lá bùa bình an để bạn có thể an tâm chinh phục mọi thử thách.
Viên Đá Sapphire màu xanh lá cây còn tượng trưng cho sự tin tưởng và thức tỉnh lòng nhân từ. Giúp con người ta dần mở lòng, bao dung với mọi thứ xung quanh hơn. Bớt hà khắc, cáu gắt với những điều nhỏ nhặt. Và hơn thế nữa, mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, hãy nhìn vào viên đá Sapphire. Thứ ánh sáng lấp lánh, trong suốt ấy sẽ thanh lọc cơ thể bạn. Tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực, lạc quan hơn và nhờ đó sẽ sống khỏe hơn mỗi ngày.
Bình luận