Liệu mỏ kim cương có ở Việt Nam ?

Những viên kim cương từ lâu vẫn luôn là hiện thân của sự xa hoa, quyền quý và là món trang sức đá quý không thể thiếu đối với giới thượng lưu. Mỏ kim cương ở Việt Nam có hay không đang là thắc mắc của nhiều khách hàng. Nếu bạn cũng đi tìm câu trả lời cho vấn đề này hãy dành thời gian đọc ngay bài viết dưới đây.

Theo đó, Tahi Gems sẽ tổng hợp tài liệu từ các nguồn khác nhau đưa đến bạn những thông tin chi tiết. Điều này giúp bạn hiểu thêm về mọi vấn đề và trau dồi thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Liệu mỏ kim cương có ở Việt Nam ?

Kim cương là gì?

Kim cương là một trong hai dạng thù hình của carbon được biết đến nhiều nhất vì vẻ đẹp lung linh, độ cứng rất cao và giá trị kinh tế của nó.

Kim cương là loại đá quý được hình thành trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao, khoảng 100 dặm dưới bề mặt trái đất. Vậy kim cương có gì đặc biệt?

Tính chất vật lý của kim cương

Phân loại hóa học Nguyên tố cấu thành – Carbon
Màu sắc Hầu hết kim cương có màu nâu hoặc màu vàng. Ngành công nghiệp trang sức rất ưa chuộng những viên kim cương không màu hoặc những viên có màu sắc huyền ảo đến mức khó nhận ra. Những viên kim cương có màu sắc sặc sỡ như đỏ, cam, lục, lam, hồng, tím, tím và vàng cực kỳ hiếm và được bán với giá cao. Một vài viên kim cương trắng, xám và đen cũng được cắt và sử dụng làm đá quý. Hầu hết các viên kim cương cấp công nghiệp là các tinh thể màu nâu, vàng, xám, xanh lá cây và đen thiếu màu sắc và độ trong để trở thành một loại đá quý đẹp.
Vết vạch (Streak) Kim cương cứng hơn một tấm kim cương. Vệt của nó được gọi là “không có” hoặc “không màu”
Độ bóng Adamantine – mức độ sáng bóng cao nhất đối với một khoáng chất phi kim loại.
Độ trong suốt Trong suốt, trong mờ, đục.
Sự phân cắt Phân chia bát diện hoàn hảo theo bốn hướng.
Độ cứng Mohs 10/10. Kim cương là khoáng chất được biết đến là cứng nhất. Tuy nhiên, độ cứng của kim cương là định hướng. Nó song song với mặt phẳng bát diện và mềm nhất song song với mặt phẳng lập phương của nó.
Trọng lượng riêng 3,4 đến 3,6
Thuộc tính chẩn đoán Độ cứng, tính dẫn nhiệt, dạng tinh thể, chỉ số khúc xạ, khối lượng riêng và độ phân tán.
Thành phần hóa học C (cacbon nguyên tố)
Hệ thống tinh thể Isometric
Sử dụng Đá quý, chất mài mòn công nghiệp, cửa sổ kim cương, mái vòm loa, tản nhiệt, vòng bi ma sát thấp, các bộ phận chịu mài mòn, khuôn dập để sản xuất dây.

Lịch sử của kim cương

Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Phần lớn những viên đá đầu tiên được vận chuyển trên tuyến đường giao thương nối liền Ấn Độ với Trung Quốc, hay còn gọi là “Con đường tơ lụa”. Trong tiến trình khám phá, kim cương được xem là rất có giá trị bởi độ bền và sự rực rỡ của chúng cũng như khả năng khúc xạ ánh sáng và khắc được kim cương.

Cho đến tận thế kỷ thứ 18, Ấn Độ được xem như một nguồn “tài nguyên kim cương duy nhất. Khi các mỏ kim cương ở Ấn Độ dần cạn kiệt thì công cuộc tìm kiếm các nguồn thay thế bắt đầu. Mặc dù những nguồn kim cương nhỏ được tìm thấy tại Brazil tuy nhiên nó không đủ để đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Lịch sử của kim cương

Vào năm 1866, Erasmus Jacobs, lúc đó 15 tuổi, đang đi dọc bờ sông Cam thì anh ta bất chợt nhìn thấy một viên sỏi rất đỗi bình thường, thế nhưng hóa ra đó lại là một viên kim cương có trọng lượng 21,25 carat. Vào năm 1871, một viên kim cương khổng lồ có trọng lượng 83,50 carat được khai quật trên ngọn  đồi Colesberg Kopje ở Nam Phi. Công cuộc tìm kiếm kim cương gây ra một cơn sốt khi hàng ngàn người bắt đầu những cuộc dò tìm kim cương và chính điều này đã dẫn đến việc hình thành các hoạt động khai thác khoáng sản đầu tiên với quy mô lớn, được biết đến đầu tiên là mỏ Kimberly ở Nam Phi.

Thuật ngữ về kim cương

Blemish. Tỳ vết bên ngoài – Nhược điểm tiết lộ trên bề mặt của một viên kim cương. Mặc dù một số nhược điểm là do viên kim cương thô ban đầu, nhưng hầu hết là do ảnh hưởng môi trường tác động vào viên kim cương khi nó được khai quật.

Brilliance. Độ sáng phát ra từ tâm viên kim cương.

Carat. Trọng lượng của viên kim cương. Một carat tương đương với 0,2 gam.

Carbon Spots. Điểm Cacbon – là điểm không hoàn hảo của viên kim cương bao gồm các tinh thể có màu tối, chứ không phải màu trắng hay trong suốt khi nó được xem dưới kính hiển vi.

Clouds. Nhóm các tạp chất nhỏ không thể phân biệt được ngay cả dưới độ phóng đại. Chúng giống như những đám mây trong suốt khi nhìn bằng kinh hiển vi.

Color Grading. Phân loại màu – Một hệ thống phân loại màu của kim cương dựa trên tính trong suốt của nó (đối với kim cương trắng) hoặc sự phổ màu, độ sâu và độ tinh khiết của màu (đối với kim cương màu).

Thuật ngữ về kim cương

Crown. Phần bên trên của mặt cắt viên đá quý

Crown angle. Góc của mép viên kim cương cắt mặt phẳng tráng giúp tạo sự phân tán trong viên kim cương.

Culet. Mặt sau của kim cương – là phần nhỏ ở đáy của cạnh viên kim cương. Mặt sau có thể là một điểm hoặc một mặt cắt rất nhỏ đặt tương đương với mặt cắt giúp cho việc bảo vệ viên kim cương khỏi bị sứt mẻ hoặc bị hỏng.

Depth Percentage. Depth là Độ sâu của một viên kim cương. Depth Percentage là độ sâu so với đường kính viên kim cương. Độ sâu từ 59% – 63% là lý tưởng nhất để phản xạ ánh sáng hoàn hảo.

Diamond cutting. Phương pháp mài giũa viên kim cương thô.

Diamond Gauge. Dụng cụ để đo chiều dài, rộng và sâu của viên kim cương (đơn vị mm).

Dispersion. Độ phân tán – Còn được gọi là tia lửa khi ánh sáng vỡ ra và phản quang. Các thành phần ánh sáng được chia thành các màu quang phổ.

Eye-Clean. Thuật ngữ trong ngành công nghiệp trang sức nhằm mô tả một viên kim cương không có khuyết điểm.

Facet. Những mặt giác hoặc bề mặt được đánh bóng trên viên kim cương.

Fancy Shape. Bất kỳ kiểu dáng lạ mắt nào khác của kim cương trừ hình tròn.

Finish. Độ hoàn thiện, bao gồm độ bóng (Polish) và độ đối xứng (Symmetry)

GIA (Gemological Institue of America). Kiểm định của Viện Ngọc học Hoa Kỳ – được thành lập vào năm 1931 bởi Roger Shipley. Đây là tổ chức phi lợi nhuận duy trì các tiêu chuẩn đối với kim cương và là một trong những phòng thí nghiệm đá quý lớn nhất và uy tín nhất trên thế giới.

Girdle. Cạnh mỏng bao xung quanh và là phần có đường kính lớn nhất ở viên kim cương.

Inclusion. Một đặc điểm rõ ràng được tìm thấy trong một viên kim cương. Hầu hết các tạp chất đều có sẵn khi các viên ngọc đầu tiên được hình thành trong lòng đất.

Length-to-Width Ratio. Tỷ lệ dài rộng – là sự so sánh về độ dài và rộng của viên kim cương. Nó được sử dụng để phân tích phác thảo ra các hình dạng lạ mắt; nó không bao giờ áp dụng cho kim cương hình tròn.

Pave. Một phong cách tái tạo trang sức trong đó rất nhiều viên kim cương nhỏ được gắn chặt chẽ với nhau để tạo ra một lớp vỏ kim cương sáng lấp lánh.

Pavilion. Phần dưới của kim cương, nó có dạng hình nón ở viên kim cương tròn. Các giác cắt của Pavilion là nơi tiếp nhận và phản chiếu ánh sáng đi vào viên kim cương xuyên qua mặt cắt của Crown.

Point. Một đơn vị đo được sử dụng để mô tả trọng lượng của viên kim cương. Một điểm tương đương với một phần trăm của một carat.

Symmetry. Tính đối xứng: Đề cập đến sự khác biệt về tính đối xứng của một viên kim cương. Là mối tương quan giữa các phần, các bộ phận của viên đá sau chế tác, độ chính xác của hình dạng và sự sắp xếp của các giác mài.

Table. Mặt phẳng lớn nhất và nằm cao nhất. Mặt này có dạng 8 cạnh ở viên kim cương hình tròn.

Việt Nam có mỏ kim cương ?

Các loại đá quý như : Ruby, Sapphire, từ lâu đã được tìm thấy tại Lục Yên, Trúc Lâu của Yên Bái. Tuy nhiên cho đến giờ Kim cương vẫn chưa được phát hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Việt Nam có mỏ kim cương ?

Kim cương chưa được cắt gọt với nét đẹp tự nhiên.

Từng có dấu vết khẳng định sự có mặt Kim cương ở Việt Nam vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước khi Viện nghiên cứu địa chất và khoáng sản đã phát hiện viên kim cương có kích thước 2mm ở vùng Tây Nguyên. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có 1 kết luận chính xác nào khẳng định ở Việt Nam có mỏ Kim cương.

Vào năm 1980 của thế kỷ trước, tại vùng đất Lục Yên, Quỳ Châu, các nhà khai thác đã tìm thấy các mỏ Ruby, Sapphire. Những viên đá đầu tiên này đã đặt nền tảng cho sự ra đời lĩnh vực đá quý. Tuy nhiên, trải qua một khoảng thời gian vô cùng dài, cho đến thời điểm hiện tại người ta vẫn chưa hề tìm thấy các mỏ kim cương ở Việt Nam.

Song, có một tín hiệu đáng mừng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Trong quá trình khảo sát địa chất, các nhà nghiên cứu  đã tìm thấy một số các dấu hiệu kim cương tại vùng Tây Bắc Việt Nam và một số các tỉnh Tây nguyên. Cụ thể hơn, đó chính là sự phát triển của đá Lamproites tại vùng Tây Bắc cùng với các đai mạch Kimberlite tại khu vực Tây Nguyên.

Việc không tìm thấy mỏ kim cương tại Việt Nam vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước là một điều khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thất vọng. Thế nhưng, bù đắp lại điều đó, Viện Nghiên cứu địa chất và khoáng sản đã phát hiện ra tại vùng đất đỏ Tây Nguyên, một viên kim cương kích thước 2mm.

Kim cương xuất hiện ở đâu nhiều nhất thế giới?

Chúng ta đã từng nghe nói đến, nơi kim cương tồn tại nhiều nhất đó chính là lục địa nghèo đói nhất thế giới-Nam Phi. Thế nhưng, đây có phải là nơi có sản lượng kim cương nhiều nhất thế giới hay không? Bạn sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ với câu trả lời.

Kim cương xuất hiện ở đâu nhiều nhất thế giới?

Nhắc đến những vùng đất khai thác kim cương bật nhất thế giới phải kể đến vùng Siberia phía đông nước Nga. Cụ thể hơn, đây chính là hố kim cương khổng lồ lớn nhất thế giới. Hàng năm nó mang đến cho xứ sở này một sản lượng kim cương rất lớn.

Các mỏ đá quý tại Việt Nam

Mặc dù không được tạo hóa ưu ái ban phát cho các mỏ kim cương ở Việt Nam. Thế nhưng, đất nước của chúng ta vẫn sở hữu các mỏ đá quý khác với trữ lượng cao.

  • Mỏ đá Ruby

Đá Ruby được tìm thấy ở khu vực thuộc tỉnh Yên Bái. Chúng nằm rải rác dọc theo quốc lộ 70. Kéo tài từ Yên Bái lên tới Lục Yên. Viên đá Ruby có tên Ngôi Sao Việt Nam, được tìm thấy tại mỏ Tân Hưng, nó có trọng lượng  2,58kg. Có thể nói, đây là một viên đá cực kỳ quý hiếm. Điều đó thể hiện qua việc, chỉ với một mảnh vỡ nhỏ của viên đá nặng 290 Carat đã được đấu giá với 290.000USD vào năm 1999. Ngoài ra, khu vực Quỳ Châu cũng có các mỏ đá Ruby với trữ lượng không hề nhỏ.

  • Mỏ Sapphire

Người ta tìm thấy các mỏ Sapphire phổ biến tại tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Thuận… Đây là loại đá có màu lam đậm cho đến đen. Không chỉ mang vẻ đẹp đặc biệt, loại đá này còn có giá trị về kinh tế khá cao.

Mỏ Sapphire
  • Đá quý nhóm II

Khi nhắc đến các mỏ đá quý như Ruby và Sapphire tại Việt Nam, mà không kể đến đá quý nhóm II thì quả thật là một thiếu sót. Đây là nhóm bao gồm các loại đá như Beryl, Tourmaline, Spinel, Aquamarine, Zircon. Những loại này có giá trị kinh tế cực kỳ cao, mất bất cứ ai am hiểu về lĩnh vực đá quý đều biết rõ. Đá quý nhóm II được tìm thấy và khai thác nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên.

Đá quý nhóm II

Mặc dù vẫn chưa tìm thấy các mỏ kim cương ở Việt Nam. Thế nhưng, chúng ta vẫn có quyền hy vọng về những điều kỳ diệu sẽ xuất hiện trong tương lai. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết, thường xuyên truy cập website TahiGems để cập nhật thêm nhiều thông tin bạn nhé.

Kim cương có mấy loại?

Để bổ sung thông tin cho khái niệm kim cương là gì thì Citinews xin cung cấp thêm cho quý bạn về màu sắc của những viên kim cương đẹp nhất thế giới hiện tại. Chúng ta thường biết đến loại đá quý này với những viên đá trong suốt, không màu và lấp lánh. Nhưng trên thực tế, kim cương tự nhiên rất hiếm không có màu sắc. Màu sắc tự nhiên của nó trải dài từ xám, trắng, vàng, xanh đến nâu, hồng. Trong đó, kim cương đỏ, kim cương hồng, kim cương trắng là những kim cương màu hiếm. Còn kim cương vàng, kim cương xanh, kim cương đen là những lọa kim cương phổ biến hơn.

Kim cương có mấy loại?

GIA đã phân cấp màu sắc cho kim cương không màu theo bảng chữ cái từ nước D đến nước Z. Theo đó, kim cương nước D là đẹp nhất vì nó trong suốt, không màu và là loại có màu sắc cao cấp nhất, cực kỳ hiếm và đắt nhất.

Tuy nhiên, đó chỉ là cách phân định của GIA. Trên thực tế, việc đánh giá màu sắc đẹp xấu của một viên kim cương còn phụ thuộc vào cả gu thẩm mỹ cũng như quan điểm của mỗi người nữa.

Phân biệt kim cương tự nhiên và nhân tạo như thế nào?

Cách chính xác nhất để phân biệt hai loại này là mang đến các trung tâm kiểm định uy tín để kiểm định và đánh giá.

Tuy nhiên, trong trường hợp không đủ điều kiện để thực hiện cách trên, bạn có thể dùng một số thủ thuật sau đây để phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo nhanh chóng:

  • Soi dưới kính lúp 10X: Nếu là kim cương thật sẽ luôn có những cấu trúc, vết xước không hoàn hảo và sở hữu các cạnh sắc. Còn nếu là kim cương giả, bạn sẽ không tìm thấy những đặc điểm này và nó thường sở hữu các cạnh tròn
  • Soi dưới ánh sáng để kiểm tra độ lấp lánh: Kim cương thật sẽ lấp lánh màu xám và trắng, còn kim cương giả thường có màu cầu vồng.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
`

Đăng ký mua hàng