Cornflower Blue Sapphire – Sắc xanh lam của thời cuộc

Cornflower Blue Sapphire – Sắc xanh lam của thời cuộc. Ai trót yêu màu xanh thẳm của dòng đá quý Sapphire đều nghe đến cụm từ “Cornflower Blue”. Đây chính là màu đẹp và giá trị nhất của dòng đá này. Kashmir Sapphire được cho là giống màu Cornflower nhất.

Vậy rốt cuộc, Cornflower trông như thế nào và lai lịch loài hoa này ra sao mà khiến cả thế giới mê mẫn đến mức phải gán ghép với sapphire – một loại đá quý được cả thế giới ưa chuộng. Hoặc có khi nào chính sapphire “dựa mình” vào loài hoa bí ẩn này ko nhỉ !!??

Cornflower Blue Sapphire - Sắc xanh lam của thời cuộc
Cornflower Blue Sapphire – Sắc xanh lam của thời cuộc

Cornflower Blue Sapphire

Theo tìm hiểu ở các nguồn tài liệu cơ bản, Cornflower là một loại thảo mộc có tên khoa học là Cetaurea Cyanus (từ “cyanus” nghĩa là xanh lam), một loại cây mọc lẫn trong các cánh đồng trồng ngũ cốc, hoa có màu xanh lam mãnh liệt có nguồn gốc ở vùng ôn đới châu Âu. Loài cây Cetaurea có nhiều chi họ và hoa có màu sắc khác nhau, nhưng chỉ có loài có hoa màu xanh lam mới được gọi là Cornflower nhé. Với chút dữ liệu ít ỏi này khó làm vừa lòng người thích nghiên cứu tới nơi tới chốn như Tonle cho được…

Trong khi có nhiều nhà nghiên cứu đá quý trên thế giới đã nói rất nhiều về vẻ đẹp của những viên Cornflower Blue Sapphire nhưng hầu hết đều bỏ qua nguồn gốc của từ “Cornflower”, thật là thiếu soát. Khi cố công tìm hiểu mối liên hệ nào đấy giữa Cornflower và màu xanh của Sapphire đã đưa Tonle từ ngạc nhiên này đến thú vị khác…

Ngày nay, mọi người ít còn thấy Cornflower trên các cánh đồng trồng trọt ở châu Âu vì gần như chúng tuyệt chủng do hệ quả của việc biến đổi khí hậu và quá trình công nghiệp hoá canh tác từ đầu thế kỹ 20. Tuy nhiên vào thế kỹ 19 trở về trước, Cornflower vẫn còn hiện diện rất nhiều ở châu Âu, chúng mọc khắp nơi như những thảm màu xanh lam trãi dài, vô cùng rộng lớn.

Câu chuyện về “Cornflower”

Câu chuyện về “Cornflower” được lưu truyền vào đầu thế kỷ 19, khi Phổ (nước Đức sau này) đang có chiến tranh với Pháp (có thể là cuộc chiến Pháp và liên minh thứ 4 do Phổ dẫn đầu, diễn ra vào năm 1806 với chiến thắng thuộc về Pháp). Napoleon Bonaparte đã dẫn quân xâm chiếm tận Berlin, khiến hoàng hậu nước Phổ là Louise (còn được gọi là nữ hoàng xứ Prussia) cùng các con phải chạy trốn khỏi thành phố. Bị truy đuổi ráo riết bởi quân lính Pháp, hoàng hậu và các con chỉ còn cánh liều mình trốn trong một cánh đồng đầy hoa Cornflower dại. Các hoàng tử và công chúa còn quá trẻ để hiểu sự nguy hiểm, loạn lạc trong cuộc chiến mà họ đang phải trải qua, họ cứ khóc và khóc liên tục… Hoàng hậu Louise bèn nghĩ ra một cách là dùng những bông hoa Cornflower xanh hái được trên cánh đồng kết thành những vòng như chiếc vương miện đội lên đầu, đeo lên cổ khiến những đứa trẻ không còn khóc nữa. Nhờ vậy, cả gia đình may mắn thoát được cái chết trong gang tất.

Một trong những đứa trẻ đó sau này trở thành vua Kaiser Wilhelm I – vị hoàng đế đầu tiên của Đức. Kaiser Wilhelm I đã thống lĩnh quân đội Đức đánh bại vương triều Pháp vào năm 1871, dẫn đến sự sụp đổ của triều đại Napoleon III (vị vua cuối cùng của nước Pháp). Đây thực sự là một chiến công hết sức lừng lẫy, chính triều đại Napoleon I ở Pháp nhiều năm trước đã góp phần rất lớn làm tan rã đế chế La Mã thần thánh. Và chính Napoleon III cũng là người hạ lệnh cho quân đội Pháp xâm lược và biến nước Việt Nam chúng ta thành thuộc địa (vào năm 1858).

Trở lại câu chuyện, sau khi lên ngôi vào năm 1871, vua Kaiser Wilhelm I hẳn đã không thể quên chiếc vương miện bằng hoa mà ông đã từng nhận được từ mẹ mình trên cánh đồng Cornflower thời niên thiếu, vì thế nhà vua đã biến hoa “Cornflower” trở thành biểu tượng của đế chế Đức. Từ đây, Cornflower còn được gọi với tên khác là “Kaiser Flower” hay “Blue Flower” – một loài hoa hoàng đế. Cả màu áo của hoàng đế và quân đội Đức cũng có màu xanh lam của loài hoa này.

Khỏi phải nói, Cornflower sau đó được giới quý tộc Đức và cả châu Âu yêu quý và tôn sùng đến thế nào, không chỉ vì vẻ đẹp của màu xanh thanh thoát mà còn vì danh tiếng của vị hoàng đế Đức hùng mạnh.

Novalis – một học giả người Đức đầu thế kỹ 20 từng viết 1 cuốn sách nói về biểu tượng hoa Cornflower đặt tên là “The Blue Flower”. Chính sự lan toả mạnh mẽ này, Cornflower còn được dùng để đặt làm biểu tượng cho nhiều tổ chức chính trị, trang phục và địa danh ở châu Âu thời gian dài sau đó…

Nhìn ở góc độ lịch sử ngọc học, cuối thế kỹ 19 cũng là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nghành ngọc học. Các loại đá quý lần lượt được định danh và được phân loại, hệ thống hoá rõ ràng. Và cũng giống như một sự xuôi theo thời cuộc, giới tinh hoa ngọc học thời bấy giờ (vốn tập trung ở châu Âu) ghép đôi Cornflower với màu xanh của đá sapphire. Sapphire trở thành viên đá quý mang màu xanh của hoàng đế Đức – sắc xanh lam của thời cuộc!

Như một điều trùng hợp đến kỳ lạ, vào năm 1880 ở một vùng xa xôi dưới chân dãy Himalaya có tên là Padar (thuộc Kashmir, Nam Á), người ta lần đầu tiên phát hiện ra một loại đá sapphire có màu xanh lam vô cùng xinh đẹp, nhanh chống làm điên đão giới quý tộc châu Âu. Loại đá này cũng có màu xanh của Cornflower và ai cũng biết nổi tiếng thế nào về sau này…

Ngày này, Cornflower thuần chủng cũng gần như không còn, đế chế Đức sau bao phen chiến loạn cũng chỉ là một thời vang bóng, nhưng Cornflower Blue Sapphire vẫn mãi là niềm mơ ước của hàng vạn người yêu đá quý. Nếu bạn là tín độ yêu màu xanh lam và may mắn sở hữu trong tay những viên đá quý lấp lánh mang tên Cornflower Blue Sapphire, xin hãy đọc để hiểu ý nghĩa của tên gọi này nhé…

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
`