Lí do ngọc trai có giá thành cao ngất ngưởng

Ngọc trai được coi là biểu tượng của sự quý phái cũng như đẳng cấp của giới thượng lưu suốt nhiều thế kỷ qua. Vậy điều gì thực sự tạo nên giá trị của thứ mà con người xem là đá quý, trong khi lại là “đồ bỏ” của động vật này?

Hãy cùng Tahi Gems tìm hiểu ngay nhé!

Lí do ngọc trai có giá thành cao ngất ngưởng
Lí do ngọc trai có giá thành cao ngất ngưởng

Ngọc trai là gì?

Ngọc trai hay còn được biết đến với tên gọi trân châu là một vật hình cầu được tạo ra từ một cơ thể sống của loại nhuyễn thể như con trai. Ngọc trai được sử dụng phổ biến trong trang sức hoặc cũng có thể tán thành bột để làm mỹ phẩm. Ngọc trai được coi là báu vật được khái thác trong tự nhiên hoặc nuôi cấy để làm đồ trang sức. Trong Đông Y, trân châu được sử dụng làm thuốc do có tính bình, vị hơi ngọt vào được kinh tâm cam thận, có tác dụng an thần, chữa kinh phong, giải độc, tan màn mây ở mắt, ù tai, chóng mặt …

Lịch sử phát triển hình thành của ngọc trai

Để hình thành nên ngọc trai như ngày nay chúng phải trải qua nhiều giai đoạn gian nan và khó khăn. Vào trước thế kỷ 20, ngọc trai được khai thác chủ yếu bằng cách mò. Các thợ lặn bắt trai, sò ở dưới đáy biển, đáy sông sau đó kiểm tra từng con một.

Thông thường khoảng 3 tấn trai sò bắt được thì chỉ có 3 tới 4 con cho những viên ngọc hoàn hảo. Công việc mò ngọc rất nguy hiểm, số lượng ngọc trai khai thác được không nhiều, chính vì thế giá trị của ngọc trai rất đắt và quý hiếm.

Ngày nay khi công nghệ nuôi cấy trai phát triển, những món trang sức chủ yếu được làm ra từ loại ngọc trai này. Một con trai sẽ được cấy vật lạ, thông thường những mảnh vỏ trai sẽ được đánh bóng cùng với một mảnh nhỏ mô của con trai khác vào cơ quan sinh dục của nó để làm chất xúc tác tạo ngọc.

Ngọc trai có mấy màu cơ bản?

Ngọc trai sẽ có 13 màu cơ bản: Trắng, hồng, vàng, cam, bạc, kem, tím, vàng, nâu, xanh lá, xanh dương, đen.

Vì sao ngọc trai luôn là trang sức đắt giá hàng trăm tỷ?

Sự công phu trong việc tìm kiếm ngọc trai tự nhiên và chế tạo ngọc trai nuôi là một trong những nguyên nhân chính khiến ngọc trai luôn có giá đắt đỏ.

Từ lâu, ngọc trai được coi là biểu tượng cho sự quý phái và đẳng cấp của giới thượng lưu. Viên ngọc trai đắt nhất từng được bán là mặt dây chuyền của Marie Antoinette với giá 32 triệu USD (tương đương 744 tỷ đồng).

Vậy điều gì thực sự tạo nên giá trị của ngọc trai?

giá trị của ngọc trai
giá trị của ngọc trai

Ngọc trai hình thành thông qua cơ chế tự vệ của loài nhuyễn thể. Khi có dị vật (thường là các sinh vật nhỏ, cát) lọt qua lớp vỏ và xâm nhập vào phần thân mềm của các loài trai/sò. Chúng sẽ phát triển và dần trở thành viên ngọc trai sáng bóng.Theo Business Insider, ngọc trai tự nhiên rất khó tìm. Chúng cực kỳ hiếm và điều đó khiến ngọc trai càng đắt giá hơn.

Thêm nữa, thợ lặn phải mò xuống tận đáy sông, đáy biển bắt và kiểm tra từng con trai/sò một để tìm ngọc. Quy trình tìm ngọc này khiến ngọc trai tự nhiên là một sản vật thực sự quý hiếm và đắt đỏ. Theo ước tính, một mẻ 3 tấn trai/sò thường chỉ có 3-4 con là sở hữu viên ngọc hoàn hảo.

Trong khi đó, ngọc trai nuôi cấy được hình thành theo cùng một quy trình, nhưng thay vì vô tình kích thích vào vỏ, nó được đặt một cách có chủ ý bởi con người. Do có ngoại hình rất giống với ngọc trai tự nhiên, sản lượng dồi dào và giá thành rẻ, nên trên thị trường hiện nay hầu hết ngọc trai đều là được nuôi cấy nhân tạo.

Dù khó phân biệt bằng mắt thường nhưng ngọc trai tự nhiên vẫn có những tố chất đặc biệt mà ngọc trai nuôi không thể nào bắt chước được.

Ngọc trai hiếm như thế nào - Tahi Gems

Ngoài ra, ngọc trai nuôi sẽ phát triển theo hình dạng của nhân cấy. Do vậy, hầu hết các ngọc trai loại này rất đồng nhất về hình dáng, kích cỡ. Trong khi đó, ngọc trai tự nhiên lại khó có thể đạt hình tròn hoàn hảo, mà lại phát triển ngẫu nhiên theo đủ kiểu hình.Cụ thể, ngọc trai tự nhiên có kết cấu thành nhiều vòng đồng tâm (tương tự như các lớp của củ hành tây) và gần như 100% thành phần của nó đều là xà cừ.Trong khi ở ngọc trai nhân tạo, người mua có thể nhìn thấy kết cấu 2 phần không đồng nhất là nhân (dị vật được cấy vào) và lớp xà cừ. Đáng chú ý, lớp xà cừ ở ngọc trai nuôi chỉ tráng một lớp rất mỏng ở bên ngoài, điều này đồng nghĩa với việc một viên ngọc trai nuôi thực chất chỉ có một phần nhỏ là ngọc trai.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
`