Nguồn gốc đá sapphire, Sapphire Tanga là gì?. Nguồn gốc tên gọi của đá Sapphire bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với nghĩa “Đá màu Xanh da trời”. Dễ nhận thấy dòng đá quý có màu xanh biển nổi bật hơn cả. Điều này có được nhờ các lớp Titan, Crom, Magie,… trong thành phần cấu tạo của đá tạo nên. Cùng TahiGems tìm hiểu nhé!
Đá Sapphire là gì?
Đá Sapphire (hay Lam Ngọc) là đá quý thuộc loại khoáng chất corundum (màu đỏ được gọi là đá Ruby) với thành phần chính là Nhôm Oxit. Sapphire sở hữu nhiều màu sắc sặc sỡ, do đó thường được sử dụng làm các loại trang sức.
Ở Việt Nam Sapphire còn có một số tên gọi khác như: đá saphia, đá saphia hay xa phia.
Nguồn gốc đá sapphire
Sapphire ( phát âm: Saphia ) là viên đá tượng trưng cho những người sinh tháng 9, cung Xử Nữ. Cái tên Sapphire xuất phát từ tiếng Latin: Saphius và tiếng Greek: Shapeiros, cả hai đều có nghĩa là màu xanh. Sapphire – viên đá đến từ thiên đường
Trong một vài ngôn ngữ khác, viên đá này có ý nghĩa là “Sao Thổ thân yêu”. Ngôi sao của thần Saturn, trong tín ngưỡng La Mã cổ đại, vị thần này cai quản vòng tuần hoàn sự sống và cái chết, sự sung túc và tự do. Thời đại do thần Saturn cai quản cũng là thời vàng son của sự thịnh vượng và hoà bình.
Sự phát triển của đá Sapphire trong lịch sự
Các vị vua thường chọn đeo Sapphire quanh cổ như một lá khiên bảo vệ mạnh mẽ khỏi những đố kỵ và thu hút sự ưu ái của các vị thần. Từ thế kỷ 12, Sapphire bắt đầu được dùng trong các giáo hội. Người Sinhalese tin rằng viên đá này sẽ mang lạị sức mạnh chống lại phù thuỷ. Vua Salomon vĩ đại cũng có một chiếc nhẫn Sapphire mà ngài luôn đeo trên tay. Chiếc nhẫn đính hôn của vị công nương quá cố Diana cũng là nhẫn Sapphire.
Sapphire Tanga là gì?
Tanzania rất giàu có tài nguyên khoáng sản và đá quý như: Gold, Diamond, Ruby, Fancy-colored Sapphire, Garnet, Tsavorite, Tanzanite, Tourmaline, Spinel và Zircon. Với hơn 200 mỏ đá quý trong đó có 18 mỏ chính, hơn 50 loại gemstone đã được khai thác ở Tanzania.
Mỏ Tunduru là nguồn khai thác chính đá quý Sapphire chất lượng tốt của Tanzania. Những viên Sapphire đẳng cấp Thế giới với đới màu “cornflower blue” cổ điển, không khác biệt với những viên đá quý từ các mỏ nổi tiếng Sri Lanka, Burma và Madagascar.
Mỏ Winza khai thác Ruby, Sapphire và Fancy Sapphire nhiều màu sắc đẹp, với những đới màu hiếm: Red-blue bi-colored Sapphire và yellow-blue-green parti-colored Sapphire.
Lịch sử khai thác Ruby & Sapphire ở Tanzania
Tanzania có trữ lượng corundum chất lượng đá quý (Ruby và Sapphire) dồi dào.
Đầu những năm 1900, Ruby lần đầu tiên được phát hiện ở Longido, ở phía Bắc của Tanzania, là một trong những mỏ Ruby phát hiện sớm nhất ở Châu Phi.
Những năm 1950, Ruby được phát hiện trong thung lũng sông Umba, gần biên giới với Kenya.
Trong những năm 1970, Ruby đã được tìm thấy tại hai mỏ chính trong khu vực Morogoro, miền Trung của Tanzania.
Ở phía Nam của Tanzania, đá quý corundum cũng được tìm thấy gần Songea năm 1993 và Tunduru năm 1994. Mỏ Songea và Tunduru tạo 2 cơn sốt săn tìm đá quý ở Tanzania. Những mỏ này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Tuy nhiên, việc khai thác đã giảm sau khi những viên đá quý lớn ở Ilakaka ở Madagascar được phát hiện năm 1999.
Vào năm 2007, một mỏ chứa corundum đã được phát hiện ở vùng nông thôn Winza, Tanzania; tạo cơn sốt săn tìm đá quý lần thứ 3 ở Tanzania.
Trong lịch sử trước đó, Tanzania khai thác chủ yếu các viên đá Ruby có chất lượng cabochon-quality hoặc cần xử lý nhiệt. Ngoại trừ một số viên đá quý đáng chú ý chủ yếu từ mỏ Morogoro. Do đó, phát hiện Ruby chất lượng cao gần đây tại Winza là một sự kiện ảnh hưởng đáng kể đến việc buôn bán đá quý của Tanzania.
Mỏ Ruby ở Longido
Ruby lần đầu tiên được phát hiện ở Longido ở phía Bắc của Tanzania vào đầu những năm 1900, là một trong những mỏ Ruby phát hiện sớm nhất ở Châu Phi.
Vào năm 1949, hai nhà thám hiểm người Anh khám phá khu vực núi Kilimanjaro ngoạn mục. Một trong 2 người là Tom Blevins đã tìm thấy các tinh thể Ruby màu đỏ đậm, phẳng, sắc nét, hình lục giác. Một số tinh thể “ruby-in-zoisite” có kích thước lên đến 2 inch và nặng hàng trăm carat mỗi viên.
Hoạt động khai thác chính ở khu vực Longido là mỏ Ruby Mundarara, hiện là mỏ lớn nhất Tanzania.
Khu mỏ Longido nổi tiếng với “ruby-in-zoisite”, bao gồm các tinh thể corundum lớn màu đỏ trong một tinh thể zoisite màu xanh lá cây nổi bật, thường lấm tấm những đốm amphibole màu đen. Phần lớn được sử dụng để chạm khắc
Nhưng đôi khi những viên Ruby chất lượng cao được tìm thấy ở đây loại cabochon-grade và facet-grade, có màu đỏ đậm. Màu sắc tương tự như những viên Ruby từ Mozambique.
Mỏ Ruby & Sapphire ở Umba và Kilindi
Mỏ Umba nằm gần biên giới với Kenya được phát hiện có trữ lượng Ruby bởi Georges “Papas” Papaeliopoulos vào những năm 1950.
Padparadscha Sapphire được khai thác tại mỏ Umba, nhưng màu tối hơn nhiều do âm bội màu nâu nên không đạt chất lượng đá quý.
Tại khu vực Kilindi, khoảng giữa Umba và Winza, một mỏ ruby đã được phát hiện gần làng Maasai của Loolera vào khoảng 2006, nhưng chất lượng thấp. Đến tháng 4/2016, những viên Ruby chất lượng tốt được tìm thấy, đã thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà kinh doanh đá quý và thợ khai thác mỏ. Mỏ này nằm trên đỉnh đồi, khai thác những viên đá quý rất giống với những viên Ruby được tìm thấy gần Winza vào năm 2007.
Mỏ Ruby & Sapphire ở Winza
Vào năm 2007, một mỏ chứa corundum đã được phát hiện ở vùng nông thôn Winza, miền Trung của Tanzania. Những viên đá quý đã tạo ra sự phấn khích đáng kể, vì nguồn cung cấp những viên Ruby tốt đã khan hiếm trong nhiều năm.
Tính đến tháng 7/2008, việc khai thác trong khu vực Winza đã được thực hiện bởi hàng trăm nhóm nhỏ tổ chức xung quanh hiệp hội thợ mỏ địa phương. Các thợ mỏ đã xây dựng một khu định cư liền kề với khu vực khai thác, gần con sông Mtindiri theo mùa.
Tanzania lại chứng kiến thêm một cơn sốt săn tìm đá quý với khoảng 6.000 người đã đổ xô đến Winza vào tháng 7/2008.
Phần lớn thị trường mua và trao đổi bởi các nhà buôn đá quý Thái Lan và Sri Lanka. Họ đã thành lập văn phòng ở thị trấn Mpwapwa gần đó.
Phần lớn đá quý thô từ Winza được đưa đến Bangkok và Colombo, Sri Lanka để cung cấp ra thị trường Thế giới.
Chất lượng đá quý ở mỏ Winza
Đá quý corundum ở Winza liên quan đến đá lưỡng cư thuộc Vành đai Paleoproterozoic Usagaran trong đại cổ sinh. Dựa trên hình thái tinh thể, Winza corundum được chia thành hai loại: và dipyramidal.
- Hình lăng trụ-bảng-thoi (prismatic-tabular-rhombohedral): Những tinh thể Ruby có chất lượng hàng đầu màu medium red và dark (orangy) red.
- Hình chóp (dipyramidal): Những tinh thể Pinkish red & purplish red Ruby và tinh thể Pink, purple & blue Sapphire (thường được phân vùng màu mạnh).
Hầu hết, mỏ Winza khai thác lượng lớn Ruby và pink-to-blue Sapphire có chất lượng thấp.
Tuy nhiên, mỏ Winza lại độc đáo vì là mỏ duy nhất tìm thấy các viên red-blue Sapphire. Những viên Ruby, Sapphire và Fancy Sapphire nhiều màu sắc đẹp, với những đới màu hiếm: Red-blue bi-colored Sapphire và yellow-blue-green parti-colored Sapphire.
“Padparadscha” Sapphire độc đáo được tìm thấy, nhưng rất hiếm.
Mỏ Pink Sapphire ở Kibuko
Kibuko trên dãy núi Uluguru có một mỏ Pink Sapphire khai thác những viên có kích thước lên tới 100 carat.
Mỏ Morogoro và Mahenge
Quận Mahenge được biết đến với trữ lượng Spinel và Ruby, là khu vực khai thác đá quý hoạt động mạnh thứ hai ở Tanzania.
Ruby đã được tìm thấy tại hai mỏ chính trong khu vực Morogoro, miền Trung của Tanzania trong những năm 1970.
Trong những năm 1980, mỏ đầu tiên Morogoro được khai thác nằm phía đông của Morogoro gần làng Matombo.
Mỏ thứ hai Mahenge nằm ở phía nam Morogoro, gần thành phố núi Mahenge. Mỏ Mahenge khai thác những viên cabochon Ruby chất lượng bởi người Thái Lan khai thác mỏ “Simba” từ năm 1988 đến năm 1993. Khu vực gần núi Mbangayao khai thác những viên cabochon Ruby chất lượng vào những năm 1990.
Khu vực này khá rộng và nhiều mỏ khai thác Ruby như: Lukande, Mayote, Chipa, Epanko, Kitonga và Kitwaro. Các mỏ này vẫn đang khai thác; nhưng hoạt động không còn nhộn nhịp như những năm 1980.
Năm 1989, tại mỏ Lukande, một thợ săn địa phương ông Gutapak đã tìm thấy một tảng đá lớn màu đỏ. Từ năm 1990 đến năm 1994, Khun Tom nhà khai thác người Thái Lan đã tiếp nhận mỏ và gọi là “Tom mine“. Năm 1994, hoạt động khai thác đã ngừng khi các thợ mỏ chuyển sang mỏ mới Tunduru.
Ngày nay, các mỏ Lukande, Mayote và Chipa khai thác quy mô nhỏ với khoảng 20 thợ mỏ địa phương ở mỗi mỏ. Mỏ Lukande khai thác Ruby. Mỏ Mayote và Chipa khai thác Ruby, Pink Sapphire.
Mỏ Sapphire ở Tunduru
Mỏ Tunduru bắt đầu khai thác đá quý vào khoảng năm 1994. Khi nhà buôn đá quý nổi tiếng của Thụy Sĩ, Werner Spaltenstein được cho xem một lô đá thô corundum từ Songea tây Nam của Tanzania. Ngay lập tức Ông đến xem nguồn khai thác đá tại sông Mtetesi cách Tunduru khoảng 40 km về phía Đông và mua đá thô. Phần lớn nguồn corundum ở Tunduru cần được xử lý nhiệt để lên màu.
Tin tức lan nhanh đã tạo cơn sốt săn tìm đá quý với dòng người khai thác và thương nhân đổ xô đến Tunduru. Năm 1995–96 là đỉnh điểm với khoảng 15 nghìn người khai thác và buôn bán đá quý.
Đầu năm 1995, người Thái Lan đến và mở rộng hoạt động khai thác quy mô lớn. Người mua đá quý nước ngoài đến rất nhiều. Tunduru đã trở thành một trong những khu vực khai thác lớn nhất ở Tanzania.
Tunduru trở thành nguồn chính cung cấp Ruby và Sapphire chất lượng tốt của Tanzania. Mỏ Tunduru khai thác những viên cornflower blue sapphire cổ điển. Những viên đá quý này có chất lượng đẳng cấp Thế giới, không khác biệt với các mỏ nổi tiếng Sri Lanka, Burma và Madagascar.
Sự khác biệt đáng kể về niên đại từ các nguồn. Các trầm tích Tanzania, Madagascar và Sri Lanka hình thành cách đây khoảng 750–450 triệu năm. Các trầm tích Kashmir, India và Burma được tạo ra bởi dãy núi Himalaya khoảng 45–5 triệu năm trước.
Đối với corundum, chỉ có Ruby và Padparadscha Sapphire hiếm khi được tìm thấy. Padparadscha Sapphire từ mỏ Tunduru thường được xử lý nhiệt để tạo thành màu “orange juice” hay “papaya orange” khá đẹp mắt. Tuy nhiên, vào năm 1996 chính phủ Tanzania đóng cửa tất cả mỏ được khai thác bởi công dân nước ngoài để tránh thất thoát tài nguyên đá quý. Tất cả người Thái Lan và Sri Lanka rời Tanzania đến Madagascar săn tìm sapphire tại mỏ Andranondambo và Ilakaka.
Trong thời gian từ 1994 đến 1998, hoạt động khai thác ít diễn ra ở Tunduru.
Năm 1999, sau khi phát hiện ra sapphire tại Ilakaka ở Madagascar, gần như tất cả những nhà buôn đá quý nước ngoài đều rời Tunduru. Các thợ mỏ cũng rời Tunduru sau đó và đến các khu vực khai thác khác như Ruangwa (nơi tìm thấy đá Tsavorite).
Đến năm 2002, xử lý khuếch tán beryllium mang lại lợi nhuận buôn đá quý, người mua nước ngoài quay trở lại khai thác số lượng lớn đá quý. Kể từ đó, nguồn cung Tunduru sapphire ổn định hơn.
Tính đến năm 2007, hoạt động khai thác đá quý đã được tìm thấy ở một khu vực rộng lớn xung quanh Tunduru từ khu bảo tồn Selous Game ở phía bắc đến sông Ruvuma ở phía Nam của Tanzania (đường biên giới với Mozambique). Hầu hết việc khai thác diễn ra ở phía Đông của Tunduru, dọc theo các sông Muhuwesi, Mtetesi, Lumesule, Mbwenkuru và Ruvuma.
Hoạt động khai thác đá quý ở mỏ Tunduru diễn ra trong mùa khô (từ tháng 8 đến tháng 11).
Mỏ Ruby & Sapphire ở Songea
Mỏ Songea được phát hiện vào năm 1991, khi một nông dân địa phương đưa một số viên đá tìm thấy trong ruộng lúa cho những người buôn bán gạo Ấn Độ và Ả Rập ở thị trấn Songea. Sau đó, những nhà buôn gạo đã bán những viên đá này cho các thương nhân đá quý Thái Lan ở Dar Es Salaam.
Ngay sau đó, một cơn sốt săn tìm đá quý đã diễn ra ở Songea.
Năm 1992, các văn phòng mua đá quý đầu tiên của Thái Lan được mở và hoạt động khai thác bùng nổ cho đến năm 1994, khi sapphire và chrysoberyl được tìm thấy tại mỏ Tunduru.
Năm 1999, những người mua ở Thái Lan và Sri Lanka rời Tunduru để đến với mỏ sapphire mới ở Ilakaka của Madagascar.
Đến năm 2002, nhiều người mua Thái Lan đã quay trở lại, sau khi phát hiện ra phương pháp xử lý nhiệt bằng beryllium cho Songea sapphire. Sau năm 2009, sự suy giảm của hoạt động khai thác Ruby và Sapphire của Tanzania. Nhiều trữ lượng corundum mới được tìm thấy tạo ra các cơn sốt săn tìm đá quý để kiếm lợi ngắn hạn.
Tanzania cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ mỏ Ruby đẳng cấp thế giới ở Montepuez của Mozambique
Tuy nhiên, những khám phá về đá quý màu (Colored Gemstone) gần đây cho thấy tiềm năng lớn của việc khai thác đá quý ở Tanzania.
Nguồn:
- Rubies and Sapphires From Winza, Central Tanzania, GIA
- Preliminary Observations on Facet-Grade Ruby from Longido, Tanzania, GIA
- Update on Colored Gemstone Mining in Tanzania, GIA
- World Sapphire Market Update, Lotus Gemology
- Sapphires and Rubies from Tanzania’s Tunduru, Lotus Gemology
- Gem Hunting in Tanzania, Lotus Gemology
- Longido Ruby, Pala Gems
Bình luận