TẢN MẠN VỀ ĐÁ SPINEL – Phần 1

TẢN MẠN VỀ ĐÁ SPINEL – Phần 1

[Một viên Carbunculus không có lịch sử]

Đã nhiều lần, Tonlé Ng định chấp bút viết về loại đá xinh đẹp này, nhưng thật sự không biết bắt đầu từ đâu. Một khi bạn đứng chung sân khấu một ngôi sao quá lớn thì tức khắc bạn sẽ bị lu mờ và số phận nhiều khi là bi kịch. Spinel là một trường hợp như thế…

Tên đá: Natural pink Spinel ( Spinel hồng tự nhiên )

Quay ngược về thời Hy Lạp – La Mã, nhà khoa học cổ đại Pliny gọi tất cả các viên đá quý có màu đỏ bằng 1 cái tên duy nhất là “carbunculus”. Ngày nay, chúng ta đều biết “carbunculus” chính là 3 loại quý gồm: Ruby đỏ, Spinel đỏ và Garnet đỏ.

Tên đá: natural ruby ( Ruby tự nhiên )
Tên đá: natural spinel ( Spinel tự nhiên)
Tên đá: Natural Garnet ( Ngọc hồng lựu tự nhiên )

Tuy nhiên, vào thời đấy người ta không biết và cũng chẳng quan tâm nhiều đến vấn đề phân loại này, cứ có màu sắc đỏ và hình dáng đẹp là được.

Thời trung cổ, người ta gọi những viên “carbunculus” này là Balas ruby theo tiếng Ba Tư cổ, nghĩa là những viên đá quý màu đỏ xuất xứ từ vùng Badakhshan (thuộc bắc Afghanistan ngày nay)

Đôi bông tai Ruby đỏ – TahiGems sưu tầm

Cùng với vùng Bohemia – nguồn cung cấp “carbunculus” đỏ đậm (sau này được hiểu là Garnet), Badakhshan (nghĩa là núi Badakh) là nguồn cung quan trọng cho loại đá “carbunculus” đỏ tươi cho đế chế La Mã và cả thế giới.

Trong nhật ký của Marco Polo (1254 – 1324 SCN). Ông đã viết như sau: Badakhshan là vùng đất của những người tôn thờ Mohammed và có một ngôn ngữ kỳ dị. Rất nhiều viên đá màu đỏ lấp lánh được tìm thấy tại đây, mà chúng ta gọi là Balas ruby… Những viên đá được đào lên đều là của nhà vua, và không một ai được phép lên trên ngọn núi đó, cũng như mang những viên đá quý ra khỏi vương quốc này nếu chưa được lệnh. Nhà vua dùng những viên đá đỏ đẹp nhất để tặng cho các vị vua khác như sự tỏ lòng tôn kính, ban giao. Đá đỏ được bán ra ngoài với số lượng rất hạn chế để giữ cho Balas ruby luôn có giá trị cao.

Không ai nghi ngờ rằng có một sự khác biệt của các viên Carbunculus cho đến năm 1783, khi nhà khoáng vật học người Pháp Jean-Baptiste Louis Romé de l’Isle lấy cảm hứng từ việc phân loại sinh vật học Linnaeus vốn rất thịnh hành thời bấy giờ. Ông đã tìm cách làm điều tương tự với các khoáng chất và tinh thể. Bằng việc ứng dụng máy đo góc chính xác mới được phát minh, ông phát hiện ra rằng: cùng một chất, các góc giữa các mặt tương ứng có cùng giá trị như nhau. Ông đã phát hiện ra tuy khoáng chất có cùng màu đỏ nhưng với các góc có sự khác nhau rõ rệt giữa các mặt của chúng, nên phải là 2 loại  khác nhau. Tuy vậy, việc phát hiện này nhận được rất ít sự quan tâm và nhanh chóng chìm vào quên lãng.

Đến đầu thế kỷ XIX, khoa học vật lý & hoá học đã phát triển vượt bậc với nhiều phát minh, ứng dụng tiên tiến, cũng là thời điểm mà hầu hết các loại đá quý được định danh như ta thấy đến ngày nay (Emerald dùng cho beryl, Peridot xuất hiện, Garnet tách thành nhóm riêng biệt…), nhà hoá học Louis-Nicolas Vauquelin (người tìm ra nguyên tố Chrome và Beryllium) và nhà khoáng vật học René-Just Haüy đã chứng minh ra được công thức hoá học của Spinel (MgAl2O4) và Ruby (Al2O3) là hoàn toàn khác nhau. Đến đây thì sau hàng ngàn năm bị nhầm lẫn, cuối cùng Spinel cũng đã được công nhận.

Tên đá: natural spinel (spinel tự nhiên)

Tưởng rằng từ đây, dòng đá xinh đẹp này sẽ có cơ hội bước ra ánh sáng, nhưng KHÔNG – Bi kịch thật sự mới chỉ mới bắt đầu.

Việc tìm ra Spinel khiến cả thế giới đều kém vui, vì rất nhiều những viên đỏ nổi tiếng đang đính trang trọng trên trang phục, áo mão ông hoàng bà chúa hay trong tay giới quý tộc giàu có rất có thể chỉ là Spinel đỏ. Nhiều viên đá đỏ tốt nhất trong các bộ sưu tập đá quý trên khắp thế giới ban đầu được khai thác tại Badakhshan và một số viên đá nổi tiếng từ lâu được cho là ruby, giờ đây có thể là spinel từ nguồn này.

Tóm lại, thế giới thời điểm đấy không hề muốn sự tồn tại của Spinel, đơn giản họ chỉ muốn và cần Ruby đỏ huyết bồ câu thứ thiệt! Điều này cũng khá dễ hiểu, nếu bạn giữ 1 viên kim cương được cho là vô cùng quý giá, phải đánh đổi bằng máu qua nhiều cuộc chiến. Rồi có một ngày, có người nói rằng đó chỉ là đồ giả, cảm giác thật ko hề dễ chịu chút nào.

Xuất xứ tên gọi của Spinel thì còn nhiều tranh cãi, nhưng có thể xuất phát từ chữ “Spina” nghĩa là cái gai… trong mắt, nghe có vẻ khá mang nặng tính thù địch và gay gắt. Nhưng nếu xét bối cảnh xuất hiện của Spinel trong sự thù hằn & khó chịu của cả thế giới thì không có gì quá bất hợp lý…

Ở các bài tiếp theo, chúng ta sẽ cùng dõi theo hành trình đầy bi kịch cho đến khi Spinel dần dần thật sự lấy lại ánh hào quang đáng phải có của mình nhé!

MỘT SỐ SẢN PHẨM SPINEL TẠI TAHIGEMS 

Tên đá: Natural Spinel ( Spinel tự nhiên )
Tên đá: Natural Pink Spinel ( Spinel hồng tự nhiên )
Tên đá: Natural pink Spinel ( Spinel hồng tự nhiên )
Tên đá: natural spinel (spinel tự nhiên)
Tên sản phẩm: Tahi 5887 – Nhẫn thất tính đá quý Spinel
Tên sản phẩm: Tahi 5766 – Nhẫn nam đá quý Spinel mix Moissanite
Tên sản phẩm: Tahi 5629 – Nhẫn nữ đá quý Spinel
Tên sản phẩm: Tahi 3896 – Nhẫn nữ đá quý Spinel kết hợp kim cương mẫu classic
 Tên sản phẩm: Tahi 5527 – Mặt dây chuyền đá quý Spinel.

 

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
`