Tìm hiểu Moissanite – So sánh kim cương và Moissanite. Kim cương Moissanite là gì? giá bao nhiêu tiền? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít bạn đang quan tâm, tìm hiểu hoặc có nhu cầu muốn mua kim cương Moissanite để sử dụng hay dành tặng cho người thân, bạn bè. Đây là loại đá quý được sử dụng nhiều như một loại đá quý mạo danh kim cương. Vậy nên chọn Moissanite hay kim cương thiên nhiên? Cùng đi vào tìm hiểu về loại đá đặc biệt này với TahiGems nhé!
Tìm hiểu Moissanite – So sánh kim cương và Moissanite
Khác với kim cương tự nhiên là một dạng thù hình của Carbon, Moissanite là một dạng hợp chất tự nhiên được hình thành trong quá trình địa chất cấu tạo từ Silicon Carbide hoặc Carborundum. Moissanite đã được Henri Moissan phát hiện khi ông kiểm tra các mẫu đá từ một miệng thiên thạch ở Canyon Diablo, Arizona năm 1893. Mãi đến tận năm 1904 ông mới xác định chính xác tinh thể này là một loại khoáng vật mới và đặt tên là Silicon Carbide. Khoáng vật này về sau đã được đặt tên Moissanite để tưởng nhớ Moissanite.
Khoáng vật Moissanite cực kỳ quý hiếm trong tự nhiên, thường chỉ được tìm thấy tại những thiên thạch hay mỏ kim cương tự nhiên. Tuy vậy, Moissanite sau này đã được sản xuất hàng loạt từ hợp chất của Silic và Cacbon hay còn gọi là Silic Cacbua (SiC). Sau đó được sử dụng rộng rãi như một hợp chất để bài mòn hoặc cách điện cho những vật chất khác. Tinh thể Moissanite với độ tinh khiết cao có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp hàng trang sức, như là một loại “kim cương giả” hay “kim cương nhân tạo”.
Đặc tính vật lý của đá Moissanite
Trên thế giới, có một hệ thống dữ liệu rất uy tín để các nhà nghiên cứu tham khảo, đó là Mindat. Đây là cơ sở dữ liệu khoáng sản trực tuyến, độc lập và phi thương mại, cung cấp nguồn tư liệu khoáng sản dồi dào và uy tín bậc nhất trên toàn cầu. Hệ thống đã liệt kê đặc điểm chi tiết của đá Moissanite như sau:
- Tia sáng: Tia thủy tinh.
- Độ trong: Trong vắt, không lẫn tạp chất.
- Màu sắc: Tương đối đa dạng, từ xanh lá cây, xanh dương, vàng, đen, không màu… Tùy thuộc vào địa điểm tìm thấy và mức độ áp suất tác động lên viên đá.
- Vết cắt: Màu xanh xám.
- Độ cứng theo thang đo Mohs: 9.5.
- Tỉ trọng: 3.218 – 3.22g / 1 cm3
Những đặc tính vật lý này về phương diện so sánh Moissanite và kim cương tự nhiên, thì độ tương đồng lên đến 98%. Sự tương đồng này chính là nguồn cơn của việc đánh giá sai lệch, nhầm lẫn rằng đây chính là kim cương tự nhiên trong thời gian đầu khi các nhà khoa học tìm thấy.
Đặc tính quang học của đá Moissanite
Đặc tính quang học của một viên đá quý. Cho ta biết màu sắc, độ tán sắc của nó trong môi trường tự nhiên. Điều này giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng tạo nên giá trị của một viên đá. Ở viên Moissanite các thông số quan trọng cần phải chú ý là:
- Giá trị RI trung bình: n ω = 2,616-2,757 n ε = 2,654-2,812 (RI là giá trị đo tỉ số góc của mỗi cạnh viên đá).
- Khúc xạ đơn: Tia sáng không bị lệch, chiều lan tỏa của tia sáng sẽ đổi từ đậm đến nhạt theo màu của viên đá. (Khúc xạ đơn là đường đi của tia sáng gốc khi chiếu qua viên đá).
- Khúc xạ kép: Tia sáng lệch 0.2 – 0.3 độ so với tia sáng ban đầu. Tia sáng cũng sẽ đổi từ đậm đến nhạt theo màu của viên đá (Khúc xạ kép chỉ tia sáng bị tách thứ hai khi ánh sáng mạnh chiếu qua viên đá).
- Giá lưỡng chiết: δ = 0.038 (Giá trị nhằm đánh giá độ khúc xạ kép của viên đá trong điều kiện tự nhiên. Được ánh sáng mạnh chiếu vào).
Sự khác nhau giữa đá Moissanite và kim cương?
Mặc dù đá Mois và kim cương có thể trông giống nhau khi nhìn từ xa, nhưng cũng có những điểm khác biệt nhất định.
Thang màu Moissanite tương tự như thang phân loại màu GIA; tuy nhiên, nó không phải là thang đo chính thức mà được sử dụng dựa trên thang đo của kim cương để mô tả màu sắc của đá. Đá Moissanite khác với kim cương về thành phần, do đó chúng hiển thị màu sắc cũng khác nhau. Ngay cả khi được phân loại là “không màu”, Moissanite vẫn sẽ chiếu màu vàng, xanh lục hoặc xám trong một số ánh sáng nhất định. Đá càng lớn thì sắc thái càng dễ nhận thấy.
Giống như kim cương, đá Mois thường đi kèm với những điểm không hoàn hảo có thể nhìn thấy khi chúng được nhìn dưới độ phóng đại. Mặc dù đá Moissanite được phân loại về độ trong bằng thang đo độ trong của GIA, tuy nhiên Viện Đá quý Hoa Kỳ không phân loại các loại đá giống kim cương (không cấp chứng nhận). Điều này có nghĩa là chứng nhận đá Moissanite sẽ được cấp bởi nhà sản xuất hoặc người bán đá.
Độ sáng của đá Mois và kim cương cũng khác nhau. Đá moissanite có chiết suất từ 2,65 đến 2,69, cao hơn so với kim cương. Nhiều người yêu thích những tia chớp cầu vồng do đá moissanite phát ra, nhưng những người khác lại cảm thấy rằng sự rực rỡ đầy màu sắc và cường độ cao của Moissanite là quá nhiều, đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời, tạo cảm giác chói mắt.
Mặc dù đá Mois rất đẹp và trông gần giống với Kim cương, nhưng có một điều không thể phủ nhận là kim cương có vẻ đẹp tinh tế cùng độ bền vĩnh cửu mà không bất cứ loại đá quý nào có thể thay thế được.
Những viên Moissanite đầu tiên trên thế giới
Năm 1893, trên hành trình khoa học tìm kiếm và hiểu hơn về thế giới tự nhiên. Nhà khoa học Frederick Henri Moissan đã tìm ra những viên Moissanite thiên nhiên đầu tiên ở miệng núi lửa Canyon Diablo (thuộc bang Arizona, phía nam Hoa Kỳ).
Người ta gọi đấy là kim cương Mỹ Moissanite. Xuất phát từ nguồn gốc và xuất xứ từ nước Mỹ xa xôi. Lúc đó, khi những thiết bị tiên tiến còn chưa có. Người ta nghĩ rằng đó chính là kim cương tự nhiên.
Bình luận