Sự đa dạng của những loại đá quý như Kim Cương ngày càng xuất hiện càng nhiều. Hình dáng là thứ quyết định được vẻ đẹp và ý nghĩa của món trang sức mà bạn cần. Hãy cùng nhau xem qua các loại hình dáng phổ biến trong xã hội hiện nay nhé. Cùng Tahi Gems điểm qua những hình dáng kim cương được nhiều người ưa chuộng.
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến của cacbon (dạng còn lại được biết đến phổ biến là than chì).
Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Đây là vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được.
Nguồn gốc và sự hình thành của kim cương
Kim cương được tạo thành từ các khoáng vật có chứa cacbon dưới tác động của nhiệt độ và áp suất rất cao từ trong lòng trái đất. Trên Trái Đất bất cứ nơi nào cũng có thể có kim cương vì ở một độ sâu nào đó sẽ có nhiệt độ đủ cao và áp suất đủ lớn để tạo thành.
Trong lục địa, kim cương thường bắt đầu hình thành ở nơi có độ sâu khoảng 150 km (90 dặm), áp suất khoảng 5 Gigapascal và nhiệt độ khoảng 1200 độ C (2200 độ F).
Trong đại dương, quá trình hình thành xảy ra ở các vùng sâu hơn vì cần nhiệt độ cao hơn nên cần áp suất cũng cao hơn. Khi những áp suất và nhiệt độ dần giảm xuống thì viên kim cương cũng theo đó mà lớn dần lên.
Kim cương tự nhiên được hình thành đòi hỏi điều kiện tiếp xúc với các vật liệu carbon với áp lực cao khoảng từ 4.41 đến 5.88 triệu tấn (4,5 và 6 GPa), trong một phạm vi nhiệt độ khoảng 900 và 1.300 °C (1.650 và 2.370 °F).
Kim cương được cho rằng đã hình thành trên mặt đất trước đây rất lâu, khoảng 1 tỉ năm đến 3,5 tỉ năm.
Ngày nay kim cương còn được hình thành nhân tạo theo 2 phương pháp chính là cao áp cao nhiệt HPHT (High pressure High temperature) và phương pháp bốc hơi lắng tụ hóa học CVD (Chemical Vapor Deposition).
Các loại kim cương
Người ta có thể phân loại kim cương dựa trên nguồn gốc hình thành của nó:
Do tự nhiên tạo nên gọi là kim cương tự nhiên hoặc kim cương thiên nhiên (đây là loại kim cương phổ biến nhất). Do con người tạo ra gọi là kim cương nhân tạo
Kim cương (Diamond): Tên gọi của đá kim cương thiên nhiên nay kim cương tự nhiên (loại này phổ biến nhất và đang được đề cập trong bài), có cấu tạo là carbon nguyên chất với liên kết cộng hóa trị hình tháp và có cấu trúc tinh thể lập phương hình bát diện.
Kim cương tổng hợp (Synthetic Diamond): Có cấu tạo hóa học và các tính chất về cơ lý – quang – hóa giống như kim cương tự nhiên, tuy hình dạng tinh thể được tạo ra có hơi khác với tinh thể kim cương thiên nhiên. Quan trọng hơn là nó được tổng hợp trong phòng thí nghiệm – hay nói cách khác nó còn được gọi là kim cương nhân tạo.
Kiểu cắt kim cương là gì?
Kiểu cắt kim cương, hay còn gọi là hình dạng kim cương, là các cách cắt viên kim cương rời theo các hình dạng khác nhau để tạo ra độ đẹp, đều, độ phát sáng và rực lửa đa dạng.
Kiểu cắt kim cương nhìn chung có thể phân ra thành các nhóm sau:
Kiểu cắt thông thường (Well-known cut): là hình dạng kim cương thấy được ở hầu hết các tiệm trang sức kim cương. Nhưng không có nghĩa nhóm kiểu cắt này sẽ làm cho viên kim cương kém giá trị hơn các nhóm kiểu cắt còn lại.
Kiểu cắt ít phổ biến (Less common cut): là kiểu cắt kim cương ít gặp hơn trong các tiệm bán kim cương. Các tiệm bán kim cương thường bày bán mặt hàng với 90% nhóm kiểu cắt thông thường và khoảng dưới 10% là nhóm kiểu cắt ít phổ biến.
Kiểu cắt hiếm gặp (Rare cut): là kiểu cắt kim cương đòi hỏi máy móc chuyên nghiệp và người cắt nhiều năm kinh nghiệm do các kiểu cắt này đòi hỏi ở người cắt độ chính xác cao cũng như khả năng chọn góc cắt từ viên kim cương thô. Những viên kim cương trong nhóm kiểu cắt này thường được các cửa hiệu kim cương lớn trên thế giới dùng làm trưng bày hoặc bán cho khách hàng VIP.
Bạn có biết rằng hình dạng kim cương và các đặc điểm riêng sẽ quyết định giá trị của viên đá; các giác cắt tác động như thế nào tới chất lượng, kích thước và giá cả của viên kim cương? Hôm nay, Nhandaquy sẽ giúp bạn tổng hợp thông tin về chi phí, ưu và nhược điểm của từng hình dạng kim cương khác nhau. Bài viết này cũng sẽ đề xuất cho bạn những lựa chọn tiết kiệm nhất cho túi tiền của mình mà vẫn có được viên kim cương chất lượng hàng đầu. Hãy cùng tìm hiểu nào.
Khám phá những hình dáng kim cương phổ biến
Round – Hình tròn
Với gần 60 mặt được thiết kế để tối đa hóa sự phản chiếu và lấp lánh của ánh sáng, Round Diamond đã được chứng minh là không bao giờ lỗi thời.
Round được hiểu là kim cương hình tròn, đây là hình dạng phổ biến nhất, có khả năng khúc xạ ánh sáng cao. Kim cương tròn rực rỡ khi đặt vào những thiết kế trang sức độc đáo sẽ càng tỏa sáng mê hoặc, được nhiều người ưa chuộng.
Nếu lựa chọn viên kim cương hình dạng này, bạn là người sống đơn giản nhưng lại vô cùng tinh tế. Bạn luôn biết tận hưởng và trân trọng vẻ đẹp từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống cũng như công việc. Với bạn niềm vui và hạnh phúc của mình cũng như những người xung quanh chính là điều quan trọng nhất. Vậy nên chẳng cần cầu kì, phô trương, bạn sẽ làm từ những hành động nhỏ nhất để giúp mọi người vui vẻ.
Princess – Hình vuông góc nhọn
Princess là kim cương hình vuông góc nhọn, đây là hình dạng duy nhất không có góc bo tròn và thường được dùng trong nhẫn đính hôn. Màu sắc có thể mờ dần từ trung tâm ra góc.
Nếu xét về độ phổ biến thì kim cương dạng vuông chỉ đứng thứ hai sau kim cương dạng tròn. Nếu kim cương tròn mang nét đẹp đơn giản, mềm mại thì viên kim cương thô mang nét phóng khoáng và mạnh mẽ và cổ điển. Về mặt chế tác, kim cương dạng vuông rất được ưa thích. Vì hình dạng này sẽ ít bị thất thoát trong quá trình cắt hơn rất nhiều so với kim cương dạng tròn.
Nếu bạn yêu thích hình dạng kim cương này, cho thấy bạn là người yêu thích sự phá cách và không chạy theo xu hướng. Sự mạnh mẽ, quyết đoán trong tính cách chính là điều khiến mọi người kính trọng bạn. Ngoài ra bạn còn là người có gu thưởng thức những thứ cổ điển: tiểu thuyết, trà và những bản nhạc thính phòng du dương…
Những nhà chế tác kim cương cũng rất ưa thích hình dạng này vì lượng kim cương bị thất thoát trong quá trình cắt sẽ ít hơn rất nhiều so với kim cương dạng tròn. Ta thường nhìn thấy dạng kim cương này được dùng trong các thiết kế nhẫn đính hôn cổ điển. Nếu lựa chọn viên kim cương này, chứng tỏ bạn là người nhẹ nhàng, tinh tế và yêu cái đẹp. Dù trong bất cứ việc gì thì bạn cũng đề cao tính thẩm mỹ của kết quả cuối cùng.
Radiant – Hình chữ nhật vạt góc
Nhìn sơ về hình dạng, bạn sẽ khó phân biệt được kim cương dạng tròn, vuông và dạng radiant. Nhưng nếu nhìn kỹ thì đây là hình dạng kết hợp giữa dạng tròn và dạng vuông nên phù hợp trong rất nhiều thiết kế. Viên kim cương tỏa sáng bởi sự kết hợp giữa các mặt nhỏ tam giác lẫn tứ giác. Các thiết kế kim cương radiant thường khá sành điệu và khác biệt.
Radiant là kim cương hình chữ nhật vạt góc, giống với Princess nhưng các góc của viên kim cương được vạt ngang chứ không để nhọn.
Emerald – Xếp tầng
Emerald được hiểu là cấu trúc xếp tầng, viên kim cương có thể ít phản quang hơn, nhưng ngược lại, nó thể hiện độ tinh khiết rõ ràng hơn.
Sở dĩ kim cương dạng emerald không ít phổ biến bởi chỉ có những viên đá có chất lượng hoàn hảo mới được chọn để cắt thành dạng này. Kim cương emerald không có quá nhiều mặt cắt để có thể chiếu sáng rực rỡ hay che đi những khuyết điểm bên trong viên đá. Chính vì vậy viên kim cương dạng emerald phải có màu sắc và độ tinh khiết thực sự cao.
Hình dạng emerald tôn lên vẻ đẹp tự nhiên hoàn hảo của viên kim cương. Chọn kim cương Emerald, bạn là người yêu thích và trân trọng vẻ đẹp tự nhiên và những giá trị bên trong. Không cần mài dũa nhiều và trao chuốt bên ngoài, nhân cách và phong thái chính là thứ khiến bạn tỏa sáng.
Chỉ có những viên đá có chất lượng hoàn hảo mới được chọn để cắt thành dạng emerald. Không có quá nhiều mặt cắt để có thể chiếu sáng rực rỡ hay che đi những khuyết điểm bên trong viên đá, viên kim cương dạng emerald phải có màu sắc và độ tinh khiết thực sự cao. Nếu viên kim cương dạng emerald chiếm được cảm tình của bạn, bạn là người thích khám phá và ưa mạo hiểm. Với sự tự tin của mình, bạn sẵn sàng thử sức với những điều mới lạ cũng như học từ chính những lần vấp ngã của bản thân
Asscher – Xếp tầng vuông
Kim cương dạng Asscher là dạng kim cương được đặt tên theo người phát minh ra nó. Dạng kim cương này được cắt theo kỹ thuật gần giống với kim cương emerald nhưng có hình dạng vuông vức hơn.
Một viên kim cương hình vuông xếp tầng đạt chuẩn sẽ có tâm hình vuông khi ta nhìn xuyên qua mặt cắt. Do đó kim cương nổi bật với những đường cắt tinh tế và sắc nét.
Việc lựa chọn hình dáng kim cương này chứng tỏ bạn là người thanh lịch, nữ tính và rất yêu thích thời trang. Bạn coi việc cập nhật các xu thế thời trang cũng như cảm nhận những cái đẹp là phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Điều đó thể hiện khá rõ ở phong cách ăn mặc của bạn.
Marquise – Hình hạt thóc
Marquise là kim cương hình dạng hạt thóc, có thể tối đa hóa trọng lượng carats của viên kim cương và tạo cảm giác thon dài cho ngón tay đeo nhẫn.
Kim cương cắt dạng hạt thóc là một kiểu cắt brilliant đã được cách điệu, có hình giống trái bóng. Cái tên này xuất phát từ Marquise of Pompadour người mà vị vua Louis XIV của Pháp đã cho rằng cái miệng xinh đẹp của nàng có dạng giống hệt hình viên kim cương dạng hạt thóc này.Vì kim cương cắt dạng hạt thóc vừa dài vừa hẹp, nên tạo ảo giác nó trông có vẻ lớn hơn.
Cũng giống như kim cương dạng oval thì hình dạng dài của kim cương dạng hạt thóc có thể khiến cho ngón tay của người đeo nó trở nên dài và thon hơn.
Kim cương cắt hình hạt thóc sở hữu các đặc tính hiệu ứng bow-tie (nơ con bướm), hiệu ứng này rất đa dạng có thể thay đổi từ vô hình đến rõ nét. Khả năng hữu hình của hiệu ứng bow-tie không thể xác định được một cách chắc chắn khi nhìn vào chứng nhận hoặc kích thước của kim cương, nó chỉ có thể xác định dựa vào quan sát bằng mắt thường.
Oval – Tròn oval
Giác cắt kim cương Oval sự kết hợp hoàn hảo giữa nét đẹp hiện đại và cổ điển. Bất kỳ món trang sức nào sử dụng kim cương giác cắt Oval đều để lại sự ấn tượng khó quên. Hơn nữa, nó mang lại cho người dùng những ý nghĩa rất tuyệt vời.
Oval là hình bầu dục, thường thấy ở những viên kim cương có kích thước lớn. Mang dáng vẻ mềm mại, giản dị, kim cương hình Oval phù hợp với rất nhiều loại trang sức cao cấp.
Giác cắt kim cương hình Oval được phát triển từ giác cắt hình tròn. Kiểu cắt hiện đại này được Lazare Kaplan thợ cắt kim cương nổi tiếng tại Nga phát minh ra. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng kiểu cắt kim cương Oval luôn nhận được sự yêu mến của rất nhiều người. Bởi vì nó có một nét đẹp cân xứng và rực rỡ thu hút người nhìn.
Thực hiện cắt kim cương đòi hỏi nghệ nhân phải khéo léo trong từng chi tiết nhỏ. Giác cắt kim cương hình Oval với 58 mặt cắt yêu cầu sự chính xác rất lớn trong quá trình chế tác. Sự tỉ mỉ của người thợ đã tạo nên một kiệt tác cho viên kim cương.
Tâm viên cương xuất hiện hiệu ứng thắt nơ khi có ánh sáng xuyên qua. Mức độ của hiệu ứng này chịu sự ảnh hưởng từ độ sâu của mặt Pavilion. Lúc này, các giác cắt của Pavilion tiếp nhận và phản chiếu ánh sáng đi vào viên kim cương xuyên qua mặt cắt của Crown. Những nơi có ánh sáng yếu thì hiệu ứng thắt nơ chỉ xuất hiện ở một số góc nhất định trên viên kim cương. “Thắt nơ” chính là vẻ đẹp riêng biệt chỉ mỗi kim cương kiểu Oval có được.
Perl – Hình trái lê
Đặc trưng của kim cươngPerl là hình dạng trái lê, nhọn ở đỉnh và tròn ở đáy giống như giọt nước. Đây là sự kết hợp của hình Round và Marquise.
Tạo cảm giác thon dài cho ngón tay.
Heart – Hình trái tim
Được xem là một trong những dạng cắt lãng mạn nhất, kim cương hình trái tim (heart) có một khe hở ở phía trên và toát ra vẻ đẹp vừa ngọt ngào vừa rực rỡ. Tính đối xứng của kim cương trái tim rất quan trọng vì hai nửa trái tim cần phải hoàn toàn cân đối. Ranh giới phân chia giữa hai nửa trái tim phải rõ ràng và sắc nét, hai bên cánh phải được bo tròn.
Ẩn sau nét đẹp của những kiểu kim cương Heart chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đúng như tên gọi và hình dạng bên ngoài mà chúng sở hữu. Những giác cắt kim cương Heart tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, cho sự gắn bó và bền chặt. Lời khẳng định cho một tình yêu không gì có thể phá vỡ được.
Kiểu kim cương Heart đang rất thịnh hành và được nhiều người yêu thích bởi sự độc đáo, hiếm có. Ngoài ra là còn bởi ý nghĩa hết sức đặc biệt của nó. Đây được xem là món trang sức được nhiều người mê đắm và được sử dụng để tô điểm thêm cho mình. Kim cương kiểu Heart đã được nhiều ngôi sao đình đám thế giới lựa chọn. Trong đó phải kể đến như Lady Gaga, Gwen Stefani,…
Cushion – Hình chữ nhật bo góc
Cushion là kim cương dạng hình chữ nhật bo góc, có dáng vẻ đầy đặn và mềm mại với các cạnh hình vuông được bo tròn. Mức độ sáng gần như hoàn hảo, kim cương hình dáng Cushion chỉ đứng sau dạng tròn và dạng vuông.
Giác cắt Cushion hay còn có tên gọi khác là giác cắt Pillow hoặc giác cắt Candlelight. Sự ra đời tên gọi này bắt nguồn từ hình dạng cấu trúc của kim cương giống như cái gối hoặc chiếc nệm, đèn cầy. Có thể ban đầu những giác cắt trên có hình dạng nguyên bản giống các vật đó.
Kiểu cắt Cushion này được cho là bắt nguồn và phát triển mạnh vào thế kỷ 19 Trải qua một thời gian dài nó có sự phát triển và thay đổi, cho đến bây giờ đây là kiểu giác cắt kim cương cho nhẫn được ưa chuộng. Kiểu cắt Cushion không nổi bật vì các nét cắt mà nhờ sự phân cắt giúp các mặt cắt phân tán hình dạng ánh sáng cực kỳ tốt.
Những viên kim cương cắt Cushion mang một vẻ ngoài đầy chất mê hoặc vừa có sự cổ kính lại đậm chất cổ điển. Nếu bạn rành về giác cắt kim cương có thể thấy đây chính là giác cắt có sự giao thoa với kiểu cắt Oval hiện đại.
Các mặt cắt phẳng lý tưởng để đánh bóng cho kiểu cắt Cushion là 64 mặt cắt. Với đặc trưng vết cắt sâu và rộng nhờ đó phản xạ ánh sáng lên viên đá tốt hơn. Kiểu cắt Cushion Cut Diamond tạo nên những viên kim cương có hình vuông và hình chữ nhật. Tuy nhiên các cạnh của chúng không nhọn mà được bo tròn ở các góc tạo sự mềm mại, hài hoà.
Bạn có biết viên kim cương Hope Diamond nổi tiếng thế giới cũng sử dụng kiểu cắt này. Nó thực sự rất rực rỡ nhờ đường cắt đệm do Marcel Tolkowsky sáng tạo ra. Khi nhắc đến viên kim cương cắt Cushion chúng ta sẽ hình dung được kiểu cắt có hình như chiếc gối của em bé vậy.Ngày nay đa số các viên kim cương cắt Cushion đều áp dụng kỹ thuật cắt đệm này để tạo thêm độ rực rỡ cho kim cương.Vì thế nó còn có tên là đệm rực rỡ.
Nếu lựa chọn hình dáng kim cương này, chứng tỏ bạn là người vô cùng điềm tĩnh và rộng lượng. Trong mọi tình huống dù khó khăn hay gấp gáp thì bạn cũng sẽ từng bước phân tích để nhận định vấn đề một cách đúng đắn nhất. Không chỉ vậy, bạn còn sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của bạn bè và những người xung quanh. Với bạn, gia đình và những mối quan hệ chính là điều quan trọng nhất.
Lưu ý quan trọng khi mua Kim Cương
– Trọng lượng (Carat Weight): Đơn vị để đo trọng lượng của kim cương là carat, chúng được kí hiệu “ct”. Nếu như bạn chỉ thường xuyên quan tâm tới kích thước mà ít để ý tới trọng lượng của kim cương thì nên thay đổi. Hai yếu tố trọng lượng và kích thước luôn đi cùng với nhau và được tính theo tỉ lệ thuận.
– Màu sắc (Color): Đúng là kim cương có rất nhiều màu sắc khác nhau, từ trắng, vàng, xanh,… Nhưng những viên kim cương mà sở hữu màu trắng, phản xạ tốt ánh sáng tốt thì sẽ được đánh giá cao hơn.
– Độ tinh khiết: Ngay cả kim cương thô cũng sở hữu mức giá “trên trời” nhưng chúng mới chỉ bằng 40% giá của kim cương đã qua chế tác, mài giũa. Khi thực hiện quá trình chế tác chắc chắn là sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và tạo nên những vết bẩn nhỏ, bị lẫn bọt khí, hoặc trầy xước…
Giấy chứng nhận chỉ là một trong các yếu tố bạn cần quan tâm khi chọn mua trang sức kim cương mà thôi. Bạn cần tiến hành kiểm nghiệm kim cương thật giả thông qua chiếc bút thử. Khi thử mà thấy tất cả các vạch thông báo hiện rõ nét báo hiệu kim cương thuộc loại bao nhiêu ly thì đó mới chính là hàng thật và đủ tuổi.
Kiểu cắt kim cương, hay còn gọi là hình dạng kim cương, là các cách cắt viên kim cương rời theo các hình dạng khác nhau để tạo ra độ đẹp, đều, độ phát sáng và rực lửa đa dạng.
Kim cương là gì?
Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến của cacbon (dạng còn lại được biết đến phổ biến là than chì). Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Đây là vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được.
Bình luận