Ý nghĩa thiêng liêng của nhẫn cưới trong Phật Giáo. Ý nghĩa của nhẫn cưới chính là sự kết nối giữ hai người nam, nữ yêu nhau và mong muốn sống trọn đời bên nhau. Nhẫn cưới luôn có mặt trong hầu hết các hôn lễ từ xưa đến nay, nó đã trở thành minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Không dừng lại là sự gắn kết nhau trọn đời, ý nghĩa của nhẫn cưới trong đạo Phật còn mang hàm nghĩa sâu sắc hơn. Đó cũng chính là bải học cần thiết mà các lứa đôi phải hiểu khi bắt đầu vào cuộc sống hôn nhân.
Cùng TahiGems tìm hiểu về ý nghĩa của nhẫn cưới nhé!
Nguồn gốc của nhẫn cưới
Trao nhẫn cưới cho nhau trong hôn lễ là hành động quen thuộc và thường thấy trong các buổi đám cưới. Cô dâu và chú rễ sẽ trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng kiến của dòng họ hai bên gia đình hoặc trước mặt Cha xứ ( nếu hôn lễ tổ chức tại nhà thờ) hoặc trước sự chứng minh của chư Tăng ( nếu hôn lễ được tổ chức tại chùa). Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: Vì sao trong lễ cưới nhất định phải trao nhẫn cho nhau, mà không trao một vật nào khác? Và nguồn gốc nhẫn cưới bắt nguồn từ đâu?
Có thể nói chưa ai khẳng định được nhẫn cưới ra đời từ khi nào, nhưng người ta biết chính xác là Ai Cập cổ xưa là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn làm vật biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa. Sở dĩ người ta chọn vòng tròn bởi quan niệm cho rằng: vòng tròn có chung điểm đầu và điểm cuối với ý nghĩa: dù các cặp đôi có đi những hành trình dài khác nhau nhưng nếu đã thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ là của nhau và hành trình mà họ trải qua chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.
Nhẫn cưới khi ấy không bằng vàng hay kim loại như ngày nay mà nó được làm từ các vật liệu thiên nhiên như: cỏ cây, lau sậy, da thú, xương hoặc ngà voi. Khi ấy chỉ có người phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn.
Tuy nhiên khi chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra và rất nhiều người đàn ông phải chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ. Đó là một hành động rất lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn.
Theo thời gian, nhẫn cưới được làm từ chất liệu có giá trị hơn như: đồng, bạc, vàng, kim cương…, người ta có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều màu sắc, chất liệu, hình dáng khác nhau.
Ý nghĩa của nhẫn cưới trong Phật Giáo
Vị trí đeo nhẫn: ngón áp út
Y học cho rằng: ngón áp út có đường mạch máu nối đến tim. Là con đường ngắn nhất để kết nối đến trái tim so với những đường mạch máu khác. Nên việc đeo nhẫn ngón áp út tay trái còn được ví như sợi dây tình yêu là con đường đi đến trái tim đôi trẻ.
Bằng chứng của hôn nhân
Một người đeo nhẫn cưới ở ngón áp út thì người ta sẽ mặc định rằng: Họ đã lập gia đình. Nhẫn cưới như một vật để bảo vệ hạnh phúc gia đình của bạn. Một người đã có gia đình không thể tự do để kết đôi thêm với đối tượng khác phái khác ( ngoại trừ những vùng miền còn giữ phong tục đa thê). Ngược lại, một con gái hay chàng trai khác sẽ hạn chế tiếp xúc với người lập gia đình.[Ý nghĩa của nhẫn cưới]Ý nghĩa của nhẫn cưới
Bên cạnh ý nghĩa của nhẫn cưới theo quan niệm dân gian thì Phật giáo cũng rất coi trọng giá trị của nhẫn cưới trong hạnh phúc hôn nhân
Chữ ” Nhẫn ” trong nhẫn cưới có ý nghĩa gì?
Đeo nhẫn thế nào cho đúng?
Chúng ta vẫn thường thấy và cũng cho rằng nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn phải được đeo ở ngón tay áp út bàn tay trái. Chắc nhiều người cũng từng thắc mắc: Sao không phải là đeo tay phải hoặc ở ngón khác? Câu trả lời ngắn gọn đó là: do quan niệm, phong tục tập quán của từng vùng miền.
Ở các nước khác trên thế giới, họ cũng có quan niệm riêng trong cách đeo nhẫn cưới của mình.
Nhiều nước ở Châu Âu, họ tin rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có một mạch máu chạy thẳng đến tim và gọi đó là mạch máu tình yêu.
Người La Mã thường đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên bàn tay trái vì họ cho rằng ngón tay áp út bên tay trái có một tĩnh mạch liên kết với nhịp đập con tim của mỗi người.
Người Trung Quốc thì lại có quan niệm khác. Họ quy định ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời, ngón út là anh em. Vì vậy mà người Trung Quốc đeo nhẫn ở ngón áp út bên tay trái.
Một số lưu ý khi đeo nhẫn cưới
Chất liệu nhẫn cưới
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, nhẫn cưới sẽ được làm bằng sắt để thể hiện sự bền chặt và vững bền cho hôn nhân. Nhưng sau này, vàng và bạc là 2 chất liệu được thay thế để làm nhẫn cưới vì chúng đẹp và bền hơn sắt rất nhiều.
Ngoài ra, nhẫn cưới bằng kim cương cũng là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời của các cặp đôi. Kim cương là vật liệu cứng nhất hành tinh, tượng trưng cho một tình yêu vững bền và vĩnh cửu. Tính chất này của kim cương như để thể hiện hôn nhân bền chặt và không dễ dàng chia lìa.
Đeo nhẫn cưới tay nào
Hầu hết các cô dâu đều sẽ đeo nhẫn cưới ở bàn tay trái. Tuy nhiên, không ít các cô dâu ở châu Âu sẽ đeo nhẫn cưới bên tay phải. Những người phụ nữ Scadinavia lại đeo đến 3 chiếc nhẫn cùng một lúc là nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, và nhẫn khi làm mẹ.
Những cô dâu Do Thái thì sẽ đeo nhẫn ở ngón tay trỏ bởi đây là ngón tay mà họ chỉ vào kinh Torah.
Ngoài ra, những người Thanh Giáo sẽ không đeo nhẫn cưới, vì họ cho rằng trang sức là đồ vật phù phiếm.
Đàn ông khi đeo nhẫn cưới
Trước thế kỷ 20, hầu như chỉ có cô dâu là đeo nhẫn cưới. Đây có thể là biểu hiện của việc người phụ nữ đã thuộc về người đàn ông, cũng có thể vì điều này na ná giống tục đeo nhẫn đính hôn.
Mãi đến sau này khi thế chiến thứ 2 nổ ra, rất nhiều người đàn ông phải tham gia chiến trường và bắt buộc phải nói lời chia tay với người vợ của mình. Vì thế, họ bắt đầu đeo nhẫn cưới để gợi nhớ về người bạn đời của mình.
Điều này được xem là một hành động vô cùng lãng mạn, thể hiện tình yêu và trách nhiệm của người đàn ông, nên được tồn tại và gìn giữ đến ngày nay.
Bảo quản nhẫn cưới đúng cách
Không để nhẫn tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
Hóa chất là một trong những nguyên nhân khiến trang sức vàng bị xỉn màu nhanh chóng.
Các loại hóa chất như dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm, nước hoa hay các loại chất khi nấu nướng như dầu mỡ sẽ làm hủy hoại đồ trang sức. Hầu hết phụ nữ có thói quen thoa kem dưỡng thể ngay sau khi tắm, dù đã rất cẩn thận nhưng vẫn không thể nào tránh được mỹ phẩm sẽ bám lại ở những khe hay những hoa văn chi tiết nhỏ của nhẫn, khi đó nó để lại cặn mờ, đục nên rất khó tẩy, tích tụ lâu ngày cặn đục sẽ làm giảm vẻ sáng bóng của đá và làm xỉn kim loại. Chính vì vậy, khi trang điểm hay khi nấu nướng bạn nên tháo nhẫn ra.
Không tiếp xúc với ánh nắng và nhiệt độ cao trong thời gian dài
Ánh nắng và nhiệt độ cao cũng là nguyên nhân khiến nhẫn của bạn bị ố vàng. Nhẫn còn có thể bị thay đổi màu, độ sáng, độ bóng, đặc biệt là với nhẫn đá màu.
Vì thế, hãy hạn chế để nhẫn dưới ánh nắng hay nhiệt độ quá cao, trường hợp nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với nhiệt độ cao hay làm việc ngoài trời thì cách tốt nhất bạn có thể đi găng tay vải để bảo vệ nhẫn và làn da của bạn.
Kiểm tra và vệ sinh nhẫn thường xuyên
Khoảng một tháng một lần, cô dâu chú rể nên kiểm tra nhẫn để xem xét có biến đổi nào cần sửa chữa, khắc phục hay không, ví dụ như lớp xi kiểu bị phai hay rớt hột.Và nhanh chóng đem đến cửa hàng để sửa chữa kịp thời. Nếu không có thời gian để đến cửa hàng đánh bóng, thì làm sạch nhẫn thường xuyên tại nhà là cách hiệu quả để giúp nhẫn luôn sáng mới lấp lánh. Bạn chỉ cần 1 chiếc bàn chải đánh răng lông mềm và 1 ít nước ấm. Từ từ làm sạch bên trong và bề mặt nhẫn, sau đó sử dụng khăn mềm lau khô, kết quả là nhẫn của bạn sẽ sáng bóng lên trông thấy đấy.
Bình luận