Trong phong thủy, Phật Bà Quan Âm là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hướng Phật, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ. Với ý nghĩa như vậy, hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong phong thủy, quan trọng nhất đó chính là khuôn mặt thể hiện nét mặt từ bi, hiền hậu. Đó là lý do mặt dây chuyền Phật Bà được rất nhiều người quan tâm và yêu thích. Cùng TahiGems tìm hiểu ngay nhé!
Tìm hiểu về Phật Bà
Điều độc đáo và thú vị vốn có trong đời sống tâm linh người Việt đó là: Ngoại trừ những người theo tôn giáo khác, còn lại người theo đạo Phật hoặc không theo tôn giáo nào thì luôn tôn thờ tượng Phật Bà Quan Âm, dù chỉ là tâm niệm hoặc hiện hữu bằng các tượng thờ từ chùa đến gia đình.
Phật Bà là ai?
Trong Phật giáo, giới tính của Phật là điều không quá quan trọng. Các tín đồ Phật giáo thường không quan tâm nhiều đến giới tính và sự sinh sản của các vị Phật, Bồ tát mà họ thờ phụng. Nhưng Phật là Phật không có bà có ông. Chỉ vì dân gian gọi theo cảm tính thôi, danh xưng Phật bà, Phật ông không có trong danh từ chuyên môn nhà Phật. Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát huy được trí huệ thần thông diệu dụng gọi là “Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sinh Thân”, có thể tùy tâm niệm chúng sanh mà chiêu cảm ứng hiện dưới nhiều hình tướng, không nhất thiết phải là người hay vật, nam hay nữ, cho nên được gọi là phi tướng.
Phật Bà nguyên là Quán Thế Âm, nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hay Quán Âm. Các vị Phật tử Trung Hoa thường thờ Phật Bà Quan Âm chung với các vị Bồ Tát Phổ Hiền.
Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.
Trong thần thoại, văn học bác học, văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha. Theo quan niệm Trung Hoa, Quan Âm ngự tại Phổ đà sơn, miền Đông Trung Hoa, đó là một trong Tứ đại danh sơn, là bốn trú xứ của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa.. Tại Trung Hoa – đến thế kỷ 10, Quan Âm còn được giữ dưới dạng giới, thậm chí trong hang động ở Đôn Hoàng, người ta thấy tượng Quán Âm để râu. Đến khoảng thế kỷ thứ 10 thì Quan Âm được vẽ mặc áo trắng, có dạng nữ nhân.
Truyền thuyết về Phật Bà
Theo kinh truyện viết lại, ngài hóa thân với 33 thân tướng. Ngày nay người đời còn truyền tụng hai kiếp giáng trần ứng với hai sự tích Quan Thế Âm Bồ tát đó là kiếp thứ 10 khi Bồ tát Quan Thế Âm là Thị Kính và kiếp cuối làm bà Diệu Thiện.
Tương truyền rằng, vua nước Hùng Lâm thuộc Ấn Độ sinh được 3 cô công chúa. Nhưng vua lại khao khát có một hoàng tử để nối ngôi chính vì thế sau khi sinh công chúa thứ 3 – Diệu Thiện, vua đem lòng oán trách.
Nhưng công chúa Diệu Thiện lớn lên lại một lòng say mê kinh kệ và muốn quy y cửa Phật, điều này lại khiến vua cha ngày càng tức giận. Sau thời gian khuyên ngăn không thành, vua cho nàng tu tạm ở chùa Bạch Tước. Vua yêu cầu các sư sãi trong chùa khuyên nhủ nàng bằng không sẽ giết hết nhưng vẫn không thể nào làm lung lạc ý niệm của công chúa.
Vua cha tức giận đốt chùa giết công chúa nhưng trời bỗng đổ mưa to dập tắt ngọn lửa đang bừng bừng cháy. Nhà vua hạ lệnh đao phủ giết nàng bằng được thì một con hổ trắng hiện ra mang nàng đến chùa Hương. Từ đó, Diệu Thiện tu ở Hương Sơn, bằng tình thương nàng đã cảm hóa được muôn thú ở nơi này.
Khi đã tu đến kỳ đắc đạo, công chúa trở về thăm cha thì phát hiện vua cha mắc bệnh nặng, nàng đã cứu cha bằng cách hy sinh 2 mắt, 2 tay. Sau đó thì nhập niết bàn cứu độ cho cha mẹ và hai chị thành Phật.
Từ đó hình tượng Phật Quan Âm với tình yêu bao la như biển trời, luôn sẵn sàng cứu vớt, cảm hóa chúng sinh được hình thành từ truyền thuyết này.
Phật Bà trong Phật Giáo
Dù có rất nhiều sự tích hay truyền thuyết về Phật Quan Âm nhưng tựu chung lại, Phật Quan Âm được biết đến là một trong bốn vị Đại Bồ Tát của Phật Giáo, gồm Quan Âm, Bồ Tát Phổ Hiền, Địa Tạng và Văn Thù Sư Lợi.
Phật Quan Âm được xem là vị Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa giác tha. Đó chính là cứu vớt và giác ngộ người khác, đây có thể được xem là sự khác biệt công năng của Phật Quan Âm trong Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa.Quan Thế Âm Bồ Tát còn là một danh xưng cho những người đã tu thành chánh quả, ngũ giác có thể được hòa chung. Như có thể dùng “tai” để nhìn, dùng “mắt” để nghe âm thanh hay dùng “lưỡi” để ngửi được…Chính vì điều này mà người ta tin rằng, Quan Thế Âm là vị Bồ Tát có thể nhìn thấu những oán than của hồng trần, đau khổ của mọi kiếp người, luôn sẵn sàng dang tay cứu vớt và bao dung khi cần.
- Quan hay quán mang nghĩa là quan sát khắp phương và phân biệt thiện ác.
- Thế là cõi đời, con người nơi trần thế, nhân gian.
- Âm là âm thanh con người chốn nhân gian, có hạnh phúc, có buồn khổ, có cầu cứu, có oán niệm.
- Bồ tát là con đường tu đạo trong Phật học. Đồng thời, bồ tát cũng mang nghĩa giác ngộ, cứu thoát chúng sinh khỏi khổ đau, tai nạn trong cuộc sống.
- Tên gọi Quan thế âm bồ tát hay Quán thế âm bồ tát mang ý nghĩa là Phật sẽ luôn quan sát, lắng nghe mọi âm thanh trên trần thế và sẵn sàng giúp đỡ nhân loại khi cần thiết.
- Đức Phật Bà Quan Thế Âm bồ tát chính là hiện thân của sự từ bi vô hạn, cứu rỗi chúng sinh khỏi những đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống.
Tahi 6029 – mặt dây phật bà ruby
Với sắc đỏ sẫm tự nhiên, đá Ruby được biết nhiều với cái tên đá Hồng ngọc. Đây là một loại đá quý hiếm có nguồn gốc từ khoáng chất Corundum và hình thành từ sâu trong lòng đất, được phân chia chủ yếu thành 3 loại gồm: đá ruby tinh thể, đá ruby thịt và đá ruby sao.
Trong đó, đặc biệt nhất là đá Ruby sao – loại đá sở hữu hiệu ứng phát sáng rất riêng biệt. Khi có ánh sáng chiếu vào, bề mặt viên đá Ruby sẽ hiển thị 3 đường sáng giao nhau, tạo nên ngôi sao 6 cánh đối xứng và lấp lánh kỳ diệu. Vẻ đẹp riêng biệt của Ruby sao luôn được săn lùng và tìm kiếm.
Ruby mang nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người đeo. Trong y học cổ truyền phương Đông, đá Hồng Ngọc có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, ngăn ngừa chứng động kinh, trầm cảm. Đồng thời mang đến một tinh thần minh mẩn, tăng cường “trí lực” cho người đeo.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Hồng Ngọc mang năng lượng dương, đeo đá quý này sẽ giúp người đeo tránh các luồng suy nghĩ tiêu cực. Không chỉ mang đến một luồng năng lượng tích cực cho bản thân mà còn đến những người xung quanh.
Trong khoa học Phong thủy, người ta tin rằng màu đỏ của Ruby mang đến thành công và may mắn cho chủ nhân. Bên cạnh đó, loại đá này cũng là đại diện cho lòng dùng cảm và sự đáng tin.
Chính vì mang đến sự may mắn nên người á đông xem các loại trang sức đá Ruby là những “lá bùa hộ mệnh”. Giúp thu hút vận may và xua đuổi các chướng khí.
Lưu ý sử dụng Phật Bà Quan Âm trong phong thủy
Trong Phật giáo, Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là vị phật chuyên cứu hóa độ chúng sinh lầm than. Và tâm nguyện của Phật Bà Quan Âm là đem phật pháp tu hành phổ độ chúng sinh với hình ảnh trên tay mang một nhành dương liễu và một bình cam lộ, tọa trên đài sen thanh khiết. Phật Bà Quan Âm lắng nghe mọi khổ đau của chúng sinh, cứu vớt chúng sanh ra khỏi: Địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.
Trong phong thủy, Phật Bà Quan Âm là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi bác ái, hướng thiện, hướng Phật, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ. Với ý nghĩa như vậy, hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong phong thủy, quan trọng nhất đó chính là khuôn mặt thể hiện nét mặt từ bi, hiền hậu. Mang Phật Bà Quan Âm theo bên người để cầu bình an, giải trừ những điều rủi ro, bất hạnh, thể hiện lòng thành kính hướng phật.
Đeo mặt dây chuyền Phật Bà Quan Âm nên lưu ý
Mặt khác khi sử dụng mặt dây chuyền Phật Bà Quan Âm trên người thì bạn cần phải chú ý đến rất nhiều vấn đề. Ví dụ như yếu tố màu sắc hợp cung mệnh, hợp tuổi… để tâm linh giữa người đeo và Đức Phật thật sự tương thông. Cũng giống như Tỳ hưu, khi bạn đeo dây chuyền mặt Phật Bà Quan Âm thì khi đi tắm hoặc đi ngủ bạn cần tháo ra, để vào trong túi gấm và cất vào hộp đựng nữ trang nhằm gìn giữ mặt Phật Bà Quan Âm một cách sạch sẽ nhất.
Lưu ý cách bảo quản mặt dây chuyền Phật Bà Quan Âm
- Tiếp xúc hóa chất: Trong quá trình đeo mặt dây chuyền Phật Bà Quan Âm người đeo cần tránh để mặt dây chuyền tiếp xúc với hóa chất hay mỹ phẩm. Nếu tiếp xúc với hóa chất hay mỹ phẩm sẽ làm thay đổi màu sắc và nguy hiểm hơn sẽ phá vỡ kết cấu của đá làm mặt dây chuyền Phật Bà Quan Âm.
- Lưu ý khi làm đẹp cho tóc: Tưởng chừng việc làm đẹp cho tóc không ảnh hưởng gì đến mặt dây chuyền. Tuy nhiên, nếu trong dung dịch uốn tóc có chứa hóa chất là alcohol và amoniac thì khi tiếp xúc vào màu sắc mặt dây chuyền Phật Bà Quan Âm Đá Phong Thủy sẽ bị xỉn lại.
- Khi đeo mặt dây chuyền Phật Bà Quan Âm bạn không nên đeo 24/24 mà hãy tháo ra. Ví dụ, khi đi ngủ và đi tắm bạn nhất định phải tháo mặt dây chuyền Phật Bà Quan Âm cất gọn vào hộp vải để ở nơi tôn kính.
- Khi làm sạch mặt dây chuyền bạn nên dùng bàn chải mềm với nước ấm để tẩy sạch bụi bẩn trên bề mặt.
- Không được dùng khăn giấy, giẻ lau để lau khi mặt dây chuyền con ướt mà hãy đợi cho nó khô một cách tự nhiên.
Liên hệ tư vấn mua hàng:
Tahigems cam kết nỗ lực hết mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng với những giá trị mà khách hàng mong đợi.
- Cơ sở 1: Văn Phòng TahiGems – Số 11/85 Định Công Thượng – Hoàng Mai – Hà Nội
- Cơ sở 2: Cửa hàng vàng bạc đá quý Thêu Sự- Tài Giá, Quỳnh Hưng, Quỳnh Phụ, Thái bình 0965.47.67.87
- Số điện thoại: 090.11.66.555 – 098.33.22.848 – 094.33.22.848
- Email: TahiGems@gmail.com
Bình luận