Đá quý Sapphire và Topaz là hai trong số những loại đá quý ‘có tiếng’, được rất nhiều người yêu thích và chú ý. Hàng ngày những loại đá này vẫn được khai thác, sử dụng để làm đồ trang sức, các vật dụng phong thủy và nhận được ánh mắt ngưỡng mộ và trầm trồ của vô số người. Cùng TahiGems tìm hiểu nhé!
Đá Sapphire là gì?
Đá Sapphire (hay Lam Ngọc) là đá quý thuộc loại khoáng chất corundum (màu đỏ được gọi là đá Ruby) với thành phần chính là Nhôm Oxit. Sapphire sở hữu nhiều màu sắc sặc sỡ, do đó thường được sử dụng làm các loại trang sức.
Ở Việt Nam Sapphire còn có một số tên gọi khác như: đá saphia, đá saphia hay xa phia.
Tính chất của Sapphire
Công thức hóa học của Sapphire: Oxide nhôm (Al2O3). Đá Sapphire có độ cứng là 9 trên thang điểm đo độ cứng Mohs (so với kim cương là 10). Các màu sắc của đá Sapphire thô trong tự nhiên: xanh, vàng, hồng, tím, da cam hoặc lục nhạt. Màu sắc của Lam Ngọc phụ thuộc vào hàm lượng các tạp chất khác nhau trong mạng tinh thể.
Sự phân bố của đá Sapphire
Hiện nay ở trên thế giới đang tồn tại rất hiều các vùng mỏ, địa điểm khai thác đá đá Sapphire như ở Miến Điện, Sri Lanka, tại Thái Lan, Nam Phi, Campuchia, Bắc Mỹ, Pakistan,… thậm chí là ở Việt Nam. Tại Việt nam, Sapphire xuất hiện ở vùng mỏ Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), Tân Hương, Lục Yên (tỉnh Yên Bái), hay tại Di Linh, Tiên Cô, Đá Bàn, Đak Nông…
Đá Topaz là gì?
Đá Topaz hay còn gọi là Hoàng Ngọc – là một viên đá được yêu thích trong nhiều nền văn hóa khác nhau.
Tên gọi Topaz bắt nguồn từ từ gốc Hy Lạp là “Topazion” – tên của một hòn đảo cổ ở Biển Đỏ nơi đầu tiên tìm thấy viên đá Topaz màu vàng. Ngoài ra, tên gọi Topaz cũng có thể bắt nguồn từ từ “Tapas”. Tiếng Phạn cổ của người Ấn Độ “Tapas” có nghĩa là lửa.
Đá Topaz có nhiều màu sắc khác nhau. Trong nền văn hóa phương Tây:
- Đá Topaz vàng: là viên đá của những người sinh tháng 11, đồng thời cũng là viên đá kỷ niệm 23 năm ngày cưới của các cặp đôi.
- Đá Topaz xanh dương: là viên đá của những người sinh tháng 12, đồng thời cũng là viên đá kỷ niệm cho 4 năm ngày cưới.
Đặc tính của đá Topaz
Công thức hóa học: Al2SiO4(OH,F)2
Cấu trúc tinh thể: Orthorhombic – hệ tinh thể trực thoi
Màu sắc: vàng, nâu, trắng, nâu đỏ, xanh là cây, xanh dương, đỏ, tím, hồng.
Độ cứng theo thang Mohs: 8.0
Chiết suất: 1.606-1.644
Trọng lượng riêng: 3.49-3.57
Lưỡng chiết suất: 0.008-0.011
Nơi phân bố của đá Topaz
Đá Topaz được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như:
- Brazil: là nơi có trữ lượng Topaz lớn nhất trên thế giới.
- Mexico: là nơi tìm thấy nhiều đá Topaz vàng
- Mỹ: là nơi có các mỏ khác đá Topaz hồng, xanh dương và vàng. Bang Utah coi Topaz là đá quý vào năm 1969. Bang Texas coi đá Topaz màu xanh dương là viên đá tượng trưng của bang.
- Nga: là nơi đá Topaz màu xanh nước biển được tìm thấy nhiều.
- Dãy Ural: là nơi tập trung nhiều đá Topaz màu xanh lá cây, xanh nước biển.
- Ireland và Anh: là nơi xuất hiện nhiều đá Topaz màu xanh dương nhạt.
- Một số quốc gia khác: Đá Topaz cũng xuất hiện ở một số quốc gia khác như Sri Lanka, Úc, Nigeria, Zimbabwe, Ấn Độ, Zambia…tuy nhiên chúng chỉ xuất hiện rải rác với số lượng tương đối ít.
- Việt Nam: Tại Việt Nam đá Topaz phân bố chủ yếu tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa và Lâm Đồng.
Bình luận