Đạo công giáo đeo nhẫn cưới tay nào?

Đạo công giáo đeo nhẫn cưới tay nào? Người dân ở đa số các nước châu Âu đeo nhẫn đính hôn ở tay phải, và sau khi thành hôn thì họ chuyển sang đeo nhẫn cưới ở tay trái. Riêng tại Đức, Áo và Thuỵ Sỹ (vùng nói tiếng Đức), người ta đeo nhẫn đính hôn ở tay trái và sau khi cưới thì đeo nhẫn cưới ở tay phải.
Đạo công giáo đeo nhẫn cưới tay nào?
Đạo công giáo đeo nhẫn cưới tay nào?
Theo đài truyền hình ARTE, không có lời giải thích rõ ràng cho việc này. Một số vị giám mục cho rằng từ trước tới nay, người theo đạo Tin lành đeo nhẫn cưới tay trái, còn người theo đạo Thiên chúa đeo nhẫn cưới tay phải, vì trong Kinh thánh có đoạn nói phía bên phải tượng trưng cho cái thiện. Lập luận này tỏ ra thiếu thuyết phục vì các tín đồ Thiên chúa giáo ở các nước khác lại đeo nhẫn cưới ở tay trái.
Có ý kiến khác cho rằng, việc đeo nhẫn tay trái bắt nguồn từ người La Mã vốn coi ngón áp út trái là “ngón tay vàng” ; bản thân người Hy Lạp cũng dùng chính ngón tay này để pha chế dược liệu. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 9 thì người Đức chuyển sang đeo nhẫn tay phải cho hợp với nghi thức hành lễ của các thầy tu, vốn coi việc đeo nhẫn ở ngón áp út phải sẽ kết linh họ với quyền lực siêu nhiên của Đức Chúa. Nhưng đây cũng chỉ là giả thuyết.
Cũng có ý kiến giải thích rằng, việc đeo nhẫn cưới ở tay phải là tay thuận của đa số mọi người sẽ làm người ta có ý thức hơn về sự chung thuỷ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là nếu người ta thuận tay phải thì việc đeo nhẫn tay phải cũng khá là bất tiện và phiền phức (nhẫn cưới có thể bị tuột, xước, va chạm khi viết, hay khi bê, kéo, nâng, vác đồ đạc…).
Luồng ý kiến cuối cùng thì cho rằng, đa số người châu Âu đeo nhẫn tay trái vì họ nghĩ rằng “mạch máu tình yêu” nối tay trái với trái tim ; người Đức đeo nhẫn tay phải cũng với chính lý do trên. Không phải là người Đức không có lý, vì chẳng hạn khi chào cờ, thường người ta hay đặt bàn tay phải lên ngực hơn là bàn tay trái. Tuy nhiên, điều đó chỉ muốn nói lên rằng, dù là “mạch máu tình yêu” hay “phần thiện của con người” thì cũng chỉ là cách diễn giải mà thôi. Cùng là “bên phải”, nhưng nếu lần lượt nhìn từ phía trước và phía sau thì sẽ cho ra kết quả trái ngược.
Một điểm lưu ý nữa là nếu để ý kỹ khi quan sát những người Đức am hiểu lễ nghi thì nhìn từ đằng sau, đàn ông bao giờ cũng đi bên trái phụ nữ. Trong khi đó, ở Pháp cùng các nước châu Âu khác, đàn ông bao giờ cũng đi bên phải người phụ nữ.
Tuy nhiên, theo giới chức một số địa phương ở Đức thì việc đeo nhẫn cưới tay phải hiện nay tuy vẫn phổ biến những không còn là bắt buộc nữa, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người Đức kết hôn với người nước ngoài.

Đạo công giáo đeo nhẫn cưới tay nào? Tác giả bài viết: Lm LG Huỳnh Phước Lâm

I. Ý NGHĨA CỦA NHẪN CƯỚITrong nghi thức cử hành hôn nhân của Giáo Hội Công giáo theo nghi lễ Rôma, có nghi thức làm phép và trao nhẫn. Chiếc nhẫn chính là dấu chỉ tình yêu và lòng chung thủy, như công thức làm phép nhẫn và lời nói của vợ chồng khi trao nhẫn cho nhau đã xác quyết.

1. Công thức làm phép nhẫn cưới:

1/. “Xin Chúa ban phúc + lành cho những chiếc nhẫn này mà các con (ac,ôb) sắp trao cho nhau làm dấu chỉ tình yêu và lòng chung thủy.” (Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGMVN, Nghi Thức Cử Hành Hôn Nhân, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội, năm 2008, số 66, tr. 19).

2/. “Lạy Chúa, xin ban phúc lành cho những chiếc nhẫn mà chúng con làm + phép nhân danh Chúa đây, để những người đeo nhẫn này khi trọn tình chung thủy với nhau, sẽ được lưu lại trong bình an và thánh ý Chúa, cũng như luôn sống trong tình yêu thương nhau. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.” (Sđd., số 229, tr. 80).

3/. “Lạy Chúa, xin ban phúc lành và thánh + hóa các tôi tớ Chúa trong tình yêu của họ, xin cho những chiếc nhẫn mà họ coi là dấu chỉ của lòng chung thủy, cũng nhắc nhở họ về lòng yêu thương nhau. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.” (Sđd., số 230, tr. 80).

2. Lời nói của vợ chồng khi trao nhẫn cho nhau
– Chồng: “Em T., xin em nhận chiếc nhẫn này làm dấu chỉ tình yêu và lòng chung thủy của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
– Vợ: “Anh T., xin anh nhận chiếc nhẫn này làm dấu chỉ tình yêu và lòng chung thủy của em. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

II. CÓ QUYỀN BÁN HOẶC BỎ ĐI HAY KHÔNG?

Chiếc nhẫn đã được thừa tác viên của Giáo Hội làm phép và được đôi tân hôn long trọng trao cho nhau trong nghi thức cử hành hôn nhân để nói lên tình yêu và lòng chung thủy của mình, cho nên cần phải được gìn giữ một cách trân trọng. Nhẫn cưới là vật kỷ niệm, là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, là bảo chứng cho sự gắn bó thiêng liêng giữa vợ chồng, vì thế không nên dễ dàng đem bán như một đồ vật trang sức khác hoặc muốn bỏ đi thì bỏ.

Tuy nhiên trong cuộc sống thực tế hằng ngày, vợ hoặc chồng có nhiều lý do để không đeo nhẫn cưới: không quen dùng trang sức nên thấy khó chịu; vướng hoặc gây đau khi lao động hay tập thể thao. Chúng ta cũng cần nhớ rằng bản thân chiếc nhẫn không phải là tình yêu, không phải là lòng chung thủy mà chỉ là dấu chỉ cho nó. Không đeo nhẫn cưới hoặc đánh mất chiếc nhẫn cưới, cũng không có nghĩa là không còn yêu nhau, không còn chung thủy với nhau nữa.

Cũng không hiếm xảy ra trường hợp là vì hoàn cảnh quá khó khăn (bệnh tật, nghèo khổ…) cho nên đôi vợ chồng buộc phải bán đi chiếc nhẫn cưới đã được làm phép. Trường hợp này vẫn có thể được chấp nhận với giải thích như sau:

Giáo Hội thường chia ra 2 loại phép lành:
– Thứ nhất là “phép lành cấu tạo” (benedictio constituva) có giá trị như sự thánh hiến, nghĩa là dành vào việc thánh. Chẳng hạn như chén thánh, sau khi đã được làm phép thì không được dùng vào việc khác nữa.

– Thứ hai là “phép lành khẩn cầu” (benedictio invocativa), chỉ bao gồm lời khẩn cầu, xin cho người ta biết sử dụng đồ vật làm vinh danh Chúa. Chẳng hạn như khi làm phép lương thực, xe cộ, nhà cửa, thì những đồ vật ấy không trở nên vật thánh, nhưng xin cho người sắp ăn uống, sử dụng xe cộ, nhà cửa một cách thánh thiện ( x. “Giáo Luật giải thích và áp dụng”, quyển 4, Rôma, 1992, trang 220). Nhẫn cưới được làm phép thuộc loại phép lành thứ hai này, nên vẫn có thể được mua bán, đổi chác như nhà cửa, xe cộ đã được làm phép.

Trong trường hợp đôi vợ chồng đã làm mất hoặc đã bán đi nhẫn cưới, thì vẫn có quyền xin thừa tác viên Giáo Hội làm phép nhẫn mới, theo công thức làm phép nhẫn cưới số 2 và số 3 ở trên, hoặc theo công thức trong “Nghi Thức Chúc Lành Cho Vợ Chồng Trong Thánh Lễ Ngày Kỷ Niệm Thành Hôn” (Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc HĐGMVN, Nghi Thức Cử Hành Hôn Nhân, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội, năm 2008, số 278, tr. 101).

Nữ đeo nhẫn cưới tay trái được không?

Việc nữ đeo nhẫn cưới ở tay trái hay tay phải không còn là quá quan trọng nữa, miễn sao cô dâu chú rể cảm thấy dễ chịu và thuận tiện nhất khi đeo là được.

Như đã nói ở trên, nếu theo phong tục, tập quán của người Việt Nam khi xưa thì nữ sẽ đeo nhẫn cưới bên tay phải, nhưng hiện nay chị em lại có xu hướng đeo nhẫn bên tay trái nhiều hơn. Và để lý giải cho việc này thì hoàn toàn đơn giản, vì hơn ½ dân số Việt Nam là thuận tay phải nên mọi hoạt động hàng ngày đều sử dụng tay phải nhiều hơn. Mà nhẫn cưới là loại trang sức rất dễ bị hư hỏng, trầy xước khi bị va đập nhiều. Chính vì thế, để duy trì vẻ đẹp, sáng bóng và độ bền của nhẫn, nhiều phụ nữ đã đổi tay đeo nhẫn để thuận tiện hơn trong sinh hoạt cũng như nhẫn sẽ được bảo quản tốt hơn.

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
`

Đăng ký mua hàng